ClockThứ Hai, 05/11/2018 05:45

Hỗ trợ nhà nông và bà nội trợ

TTH - Chưa đầy 1 tháng, dự án “Leafpic Pro - ứng dụng xác định thừa thiếu đạm cho cây trồng trên smartphone” liên tiếp giành hai giải thưởng lớn về khởi nghiệp. Đây là dự án có giá trị thực tiễn cao.

Từng bước tiến vào sân chơi khởi nghiệp quốc tếChia sẻ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên

Từ nguồn vốn 0 đồng

“Leafpic Pro - ứng dụng xác định thừa thiếu đạm cho cây trồng trên smarphone” (gọi tắt là Leafpic Pro) ra đời từ một bài học về bảng so sánh màu lá trên cây lúa. Bài học lý thú khiến một nhóm sinh viên Khoa Nông học, Trường đại học (ĐH) Nông lâm, ĐH Huế tự đặt câu hỏi là tại sao không số hóa bảng màu thành phần mềm sử dụng trên smartphone và ngay lập tức họ cùng nhau nghiên cứu.

Nhóm Leafpic Pro phân tích các mẫu lá

Hoàng Ngọc Sơn, đại diện nhóm Leafpic Pro phân tích, Việt Nam là nước nông nghiệp. Đối với cây trồng, đạm là loại phân bón quan trọng, bón thiếu đạm khiến cây sinh trưởng kém và cho năng suất thấp nhưng nếu bón quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến cây trồng, gây dư thừa nitrat trong sản phẩm, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ngoài ra còn làm tăng chi phí sản xuất của người dân và gây ô nhiễm môi trường.

Quá trình triển khai, nhóm tiến hành nhiều thí nghiệm, phân tích nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về sự tương quan giữa màu sắc lá và hàm lượng đạm trong cây; phân tích kinh nghiệm của những người nông dân lớn tuổi, từ đó số hóa toàn bộ kiến thức này và lập lên phần mềm Leafpic Pro. Theo đại diện nhóm, đây là phần mềm cho smartphone, khi muốn xác định tình trạng thiếu thừa đạm cho một loại cây trồng, chỉ cần dùng điện thoại chụp ảnh lá cây hoặc đám cây trồng đó, phần mềm sẽ tự động phân tích và cho ra kết quả cây đang thừa hay thiếu đạm bao nhiêu %, đồng thời hướng dẫn bổ sung lượng đạm phù hợp hay đưa ra cảnh báo, hướng dẫn xử lý khi cây thừa đạm.

Huỳnh Văn Phát, thành viên nhóm khẳng định, đây là dự án khởi nghiệp 0 đồng, chủ yếu là bỏ công sức thay thế sự đầu tư kinh phí. Thuận lợi của nhóm đều là sinh viên Khoa Nông học, Trường ĐH Nông lâm nên dễ dàng vận dụng kiến thức chuyên môn. Trong khi đó, dù không chuyên về công nghệ thông tin, song các thành viên nỗ lực mày mò tự học và nhờ thêm sự hướng dẫn của những người quen chuyên về IT nên thời gian từ lúc nghiên cứu đến khi số hóa chỉ mất khoảng 6 tháng.

TS. Nguyễn Văn Quy, giảng viên Khoa Nông học, Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế cho rằng, điểm hay là nhóm sinh viên dựa trên cơ sở khoa học về các nghiên cứu về màu lá đã được kiểm tra độ chính xác để số hóa và làm ứng dụng nên độ tin cậy của phần mềm này rất cao. Giá trị của phần mềm này lớn, vừa giúp người nông dân, sinh viên và các nhà khoa học có cơ sở phục vụ hoạt động trồng trọt hay nghiên cứu, học tập đồng thời giúp người tiêu dùng khi mua các loại rau có thể xác định trong rau có thừa đạm hay không.

Không chỉ hướng đến thị trường trong nước

Đến nay, phần mềm đã hoàn thiện xong cơ sở dữ liệu cho một số loại cây trồng như lúa, mía, ngô, cải, xà lách, rau muống... và đang tiếp tục nghiên cứu để lập dữ liệu cho tất cả các loại cây trồng còn lại của Việt Nam. Phần mềm đã được cung cấp cho các giảng viên, sinh viên của Khoa Nông học, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế và một số nông dân tại phương Hương Sơ chạy thử nghiệm và đều cho kết quả rất tốt. Nhóm đang nghiên cứu xây dựng bài toán kinh tế để khởi nghiệp từ phần mềm này và lên kế hoạch lập các phần mềm khác ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Nhóm Leafpic Pro làm các nghiên cứu ở vườn

Theo đại diện nhóm, dự kiến đầu năm 2019, sẽ đưa phần mềm này ra thị trường, trong đó giai đoạn 1 tập trung khai thác thị trường Việt Nam, sau đó sẽ Anh hóa phần mềm và khai thác trên phạm vi thế giới. Khách hàng chính tập trung vào 3 nhóm đối tượng là người nông dân, các trang trại trồng trọt; các nhà nghiên cứu, sinh viên trong lĩnh vực nông nghiệp và các bà nội trợ mua rau hằng ngày. “Nhóm đã mua và xây dựng trang web congnghenongnhgiep.com.vn để phát triển sản phẩm và quảng bá cho sản phẩm. Phần mềm sẽ được đưa lên trang web này và các kho ứng dụng cho điện thoại của thế giới như: CH Play, Samsung, Apple stone... Hoặc của Việt Nam như: Khophanmem.vn, Appvn.com, Appcent.vn, Appsync.vn... để người dùng có thể tiếp cận và tải về”, Nguyễn Thị Hoa, thành viên nhóm nói.

Thời gian tới, nhóm Leafpic Pro sẽ tích hợp thêm các ứng dụng dự báo thời tiết, tư vấn sản xuất cho nông dân, kết nối với các chuyển gia nông nghiệp, đồng thời bổ sung thêm những cảnh báo về điều kiện ánh sáng khi quét lá để mang lại tính chính xác cao nhất. Khi dự án phát triển tốt, nhóm sẽ thành lập công ty nông nghiệp thông minh, phát triển thêm nhiều phần mềm khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày 29/9, dự án “Leafpic Pro” giành giải Nhì cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2018 của tỉnh, đồng thời giành giải ba cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung - Tây Nguyên” (ngày 13/10).

Bài, ảnh: THANH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

TIN MỚI

Return to top