ClockThứ Sáu, 22/05/2020 12:17

Họ vẫn ở đó

TTH.VN - Ngày 21 và 22/5, có thêm 85 công dân khỏe mạnh được rời khu cách ly Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Khung T3). Những công dân lần lượt được rời khu cách ly trong niềm vui đoàn tụ với gia đình, nhưng những người lính, những y bác sĩ nơi tuyến đầu phòng, chống dịch vẫn ở đó, tiếp tục “bám chốt” làm nhiệm vụ tại khu cách ly.

Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP

 

Những người lính tận tình phục vụ người dân

Tình hình dịch tạm ổn định, lượng người từ các vùng dịch mà chủ yếu là từ Lào về cách ly cũng “hạ nhiệt” so với hai tháng trước khi số lượng người về cách ly tập trung ít hơn. Sau khi nhiều khu cách ly được “giải thể”, nhiều cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh được rời “mục tiêu chiến đấu” trở về với công việc hàng ngày, nhưng không chủ quan trước dịch bệnh, Khung T3 vẫn được vận hành để sẵn sàng đón công dân về cách ly. Và ở đó, có những người lính, những y, bác sĩ vẫn tiếp tục với nhiệm vụ nơi tuyến đầu phòng, chống dịch.

Gần tháng nay, lượng công dân từ Lào về không nhiều nhưng đêm nào cũng có, nhiều thì gần 100 công dân, ít thì 5 - 10 người. Nhưng nhiều hay ít thì đội ngũ phục vụ ở khung T3 vẫn luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bất cứ thời gian nào trong ngày.

Có vẻ như thức đêm đã thành thói quen nên đã gần 2 giờ sáng mà Bác sĩ Ngô Xuân Tiến (Trung tâm Y tế huyện Phú Vang) hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại Khung T3 vẫn tỉnh rót, chuyên nghiệp và nhanh chóng với các công đoạn kiểm tra y tế cho công dân. “Cả tháng nay, hầu như ngày nào cũng tiếp nhận công dân lúc nửa đêm nên dần thành quen. Mấy tháng trước tiếp nhận nhiều nhưng giờ số lượng ít hơn nên cũng đỡ vất vả”, bác sĩ Tiến cho biết.

Hơn 3 tháng xa nhà để nhận nhiệm vụ đặc biệt, ánh mắt Thiếu tá Nguyễn Hữu Sơn (Ban CHQS huyện Quảng Điền), bếp trưởng Khung T3 ngấn lệ khi chúng tôi hỏi thông tin về các con ở nhà: “Nhớ lắm, cứ điện thoại về nhà là con lại hỏi ba lúc nào về. Tôi chỉ biết trả lời là ba đang làm nhiệm vụ, chứ chẳng dám hứa hẹn  gì với các con. Nhiều lúc xong việc, nhớ con quá cũng chỉ biết lấy điện thoại ra xem hình cho đỡ nhớ. May là các con còn nhỏ nhưng cũng hiểu con của lính nên không phải ba lúc nào cũng được ở gần nhà, mà chúng còn điện thoại động viên ba nhớ giữ gìn sức khỏe để chiến đấu với Covid”.

Luôn khiến người dân hài lòng

Không chỉ riêng Thiếu tá Sơn mà 25 cán bộ, chiến sĩ tại Khung T3 đều đang bám trụ ở khu cách ly hơn 3 tháng qua, vẫn phải làm việc liên tục với cường độ cao, cùng guồng quay của công việc, sẵn sàng tiếp nhận công dân, chăm  sóc sức khỏe cho người dân để họ sớm được đoàn  tụ với gia đình.

Ở khu cách ly, họ không có ngày nghỉ, thậm chí phải đối mặt với nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, song không vì thế mà nản lòng; ngược lại, họ vẫn hết mình, tận tâm phục vụ người dân.

Khu cách ly T3 không còn phải phục vụ cả ngàn người như trước, công việc cũng bớt phần vất vả nhưng những đợt công dân về nước trong thời gian gần đây chủ yếu là trẻ nhỏ và học sinh nên đội ngũ phục vụ ở Khung T3 phải luôn quan tâm, nhất là đảm bảo chế độ ăn riêng cho các em.

Sau 14 ngày cách ly, gia đình anh Lê Văn Bằng (Lộc Bổn, Phú Lộc) được rời khu cách ly. Anh Bằng trở về từ Lào cùng 4 người cháu nhỏ. “May nhờ các chú bộ đội tận tình chăm sóc chu đáo cho mấy đứa nhỏ, chứ chắc một mình tôi không kham nổi mấy đứa cháu, khẩu phần ăn uống không thiếu gì rồi còn được cung cấp thêm sữa. Vì có trẻ con nên cũng được ưu tiên ở phòng có điều hòa nữa. Điều kiện ăn ở rất tốt nên tôi thấy 14 ngày trôi qua cũng khá nhanh”.

Chiều xuống khu cách ly cũng rôm rả, vui vẻ hẳn lên với tiếng cười nói, trò chuyện của những chiến sĩ trẻ và người dân. Phải nói chuyện với nhau qua một dải ngăn cách nên mọi người cố nói thật to. Vừa ôm chồng gối xếp gọn gàng, chiến sĩ Võ Công Thăng (Đại đội 20 Trinh sát) vừa nói lớn: Mấy bác thấy cháu xếp gối đẹp không. Phía trong khu cách ly cũng vọng ra những tiếng cười, tán thưởng.

Tạm quên vất vả

Thăng cũng bám trụ ở khu cách ly từ những đợt đầu. Với Thăng dù đã ở đây 3  tháng, hay thêm nữa thì đều là nhiệm vụ mà người lính được giao, nên bất cứ nhiệm vụ nào người chiến sĩ ấy đều sẽ hết mình.

Trung tá Nguyễn Văn Hiền, Khung trưởng Khung T3 chia sẻ: Hiện Khung T3 phục vụ hơn 300 công dân, cũng “dễ thở” hơn so với thời gian trước. Nhưng chúng tôi luôn quán triệt đội ngũ phục vụ dù có vài người hay 1.000 người, chúng tôi cũng phải làm việc hết mình, phục vụ bà con chu đáo và nhất là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mặc dù dịch bệnh cũng đã lắng xuống, nhưng không vì thế mà chủ quan, khu cách ly vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Dù có 1 người dân về cách ly, hay dù có phải “bám chốt” bao lâu thì chúng tôi vẫn ở đây, sẵn sàng với nhiệm vụ của mình để góp phần đẩy lùi lịch bệnh.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Lộc phối hợp với Đoàn TNCSHCM Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn Học viện Âm nhạc Huế; Khoa Luật hành chính - Đại học Luật- Đại học Huế tổ chức chương trình hoạt động “Tháng thanh niên, tháng Ba biên giới” và ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024.

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên
Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”

Ngày 10/3, tại xã Lâm Đớt, huyện biên giới A Lưới, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và Báo Người Lao động tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động ý nghĩa. Hơn 300 người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi huyện A Lưới và cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh tham gia chương trình.

Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”
Return to top