ClockThứ Sáu, 24/07/2015 18:00

Họ xứng đáng được tôn vinh

TTH - Không thể đong đếm hết nỗi đau của những phụ nữ mất chồng, mất một phần thân thể sau cuộc chiến. Trở thành trụ cột của gia đình khi tuổi đời còn trẻ, các chị tần tảo làm đủ nghề để kiếm sống nuôi con. Khi tuổi đã xế chiều, những lo toan thường nhật vẫn cứ bủa vây và các chị lại thêm một lần nữa vững tay chèo để các con làm chỗ dựa…
 

Bà Hoàng Thị Hường đang kể cho cháu nghe chuyện về ông nội

 

Nỗi đau của người vợ liệt sĩ

Mất mát vì chiến tranh nhiều vô vàn, song có lẽ sự mất mát của những người phụ nữ là vết thương lòng khó lành nhất và theo họ suốt cả cuộc đời. Chồng của họ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. 20 tuổi lấy chồng, 27 tuổi có 2 mặt con, bà Hoàng Thị Hường (Trầm Ngang - Quảng Điền) chấp nhận thiệt thòi khi chồng cứ biền biệt đi chiến đấu. Bà kể, một ngày mưa tầm tã, tôi mới sinh con được 7 ngày thì nghe người ta báo tin, bọn địch khui hầm Trầm Dơi trong rú, nhiều người chết lắm. Tôi nghe tai ù cả lên’’. Đợt ấy, 25 người hy sinh, trong đó có ông Trần Vạn – chồng bà. Một thời gian dài sau đó, triền miên trong những giấc mơ, bà vẫn không tin đó là sự thật. Bà gầy rộc đi sau bao đêm thức trắng. Giữa chiến tranh ác liệt, người phụ nữ ấy bồng bế 2 con để vượt qua sự khắc nghiệt của số phận.
Nhưng rồi đứa con út cũng bỏ bà ra đi khi không qua khỏi cơn bạo bệnh. Anh con trai duy nhất lấy vợ, đứa cháu nội đầu tiên chẳng may bị bệnh bại não. Cuộc sống của con khó khăn khi cả nhà dựa vào mấy sào ruộng không đủ sống. Hơn 30 năm qua, bà một tay ôm ấp, che chở cháu. Đứa cháu 30 tuổi nhưng vẫn như một đứa trẻ, suốt ngày được chăm bẵm. Nhà có hai bà cháu là rảnh rỗi, bà mải mê kể chuyện, câu chuyện hào hùng một thuở của ông nội khiến cháu vui hơn và bà sống vững tin, bớt hiu quạnh hơn. Bà Hường tâm sự: Tui già cả, mù loà, nhu cầu ăn uống chi tiêu không nhiều. Một tháng, hai bà cháu dựa vào tiền trợ cấp của ông nội tằn tiện cũng đủ. Nhà nước có hỗ trợ tiền cho tôi xây nhà tình nghĩa, tôi đã thấy thoả lòng rồi”.
Cũng hoàn cảnh mất chồng trong chiến tranh, bà Hoàng Thị Don, vợ liệt sĩ Phạm Bá Yên ở thôn Tây Hoàng (Quảng Thái – Quảng Điền) vẫn ở vậy, ôm hình bóng chồng như một điểm tựa, chẳng màng đến hạnh phúc riêng. Mất đi người chồng, chỗ dựa tinh thần vững chãi, mọi thứ như đổ vỡ trước mắt bà. Một nách nuôi hai đứa con và phụng dưỡng bố mẹ chồng quả không dễ, song ban ngày hoạt động cách mạng, ban đêm về làm công việc nhà, nhiều đêm bà tự mình đi bắt cá ngoài ruộng để con có đồ ăn. Mẹ chồng thấy bà lẻ loi đơn chiếc, thúc giục bà đi bước nữa để có bờ vai nương tựa sau này, nhưng bà luôn từ chối. Bà tâm sự: Chồng không còn nên tôi vừa là mẹ vừa là ba của các con. Dù khi ấy rất khổ cực nhưng tôi luôn tâm niệm là phải nuôi, dạy bảo cho con cái nên người để chúng trở thành người có ích cho xã hội”. Hai cô con gái của bà giờ đã trưởng thành. Bà vẫn giữ nếp nhà chăm sóc cháu để các con yên tâm làm việc. Và mỗi khi nhắc đến con cái, ánh mắt bà đều lấp lánh niềm hạnh phúc.
Làm chỗ dựa cho con cháu
Sau chiến tranh, những đau thương, mất mát đè nặng trên vai người phụ nữ. Bà Lê Thị Lan ở Nhất Phong (Phong Chương, Phong Điền), phải mang chân giả; bà là thương binh 3/4. Nhớ lại những năm tháng ấy, bà Lan chia sẻ: 20 tuổi, tôi tham gia du kích ở địa phương. Tôi rải truyền đơn, che giấu bộ đội. Bị địch bắt nhiều lần, hễ chúng thả ra là tôi lại bí mật hoạt động cách mạng. Một lần, chúng phát hiện trong người tôi có kíp nổ nên đã bẻ chân, đưa vào lao Thừa Phủ”. Hoà bình lập lại, sức lao động giảm sút, ốm đau, thương tật, thiệt thòi nhân đôi khi tuổi thanh xuân bà gửi nơi chiến trường nên khó xây dựng gia đình. Không buông xuôi số phận, bà Lan thực hiện quyền làm mẹ để có con làm chỗ nương tựa sau này.
Con gái lấy chồng ở xa. Em gái bà bị bệnh ung thư đột ngột qua đời, để lại cho bà hai đứa cháu. Một đứa bị bệnh tâm thần từ nhỏ rất cần bàn tay bà chăm sóc. Một đứa lập gia đình nhưng chưa có việc làm ổn định. Ba dì cháu trông chờ vào tiền trợ cấp gần 3 triệu đồng/tháng của Nhà nước. Sáng sáng, bà lại ra mé sông ở đầu làng, mua lại mớ cá của những người đi bủa lưới rồi ra đầu chợ bán kiếm đồng ra, đồng vào cho cả nhà. Khó khăn là vậy, chúng tôi vẫn đọc được niềm lạc quan, niềm vui sống của bà. Mình phải có nghị lực, yêu thương chia sẻ để các cháu có thể vượt qua những khó khăn thường nhật, trở thành người có ích cho xã hội.
Dẫu cuộc sống trước mắt vẫn còn gian khó nhưng các chị, các mẹ không hề đơn độc. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ngành các cấp đã làm ấm lòng những gia đình chính sách khi tuổi xế chiều. Gạt nỗi đau riêng với tấm lòng thuỷ chung son sắt, nghị lực phi thường, những người vợ liệt sĩ, thương binh đã vượt lên số phận, chiến thắng đói nghèo, bắt tay xây dựng cuộc sống mới, nuôi dạy con cháu nên người. Những người phụ nữ ấy xứng đáng được xã hội tôn vinh.

 

Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động

Sáng 24/4, Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh tổ chức ký kết giao ước thi đua hưởng ứng “Đợt thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024)" trong các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc Công đoàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh.

Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top