ClockThứ Tư, 05/03/2014 14:00

Hoa bưởi tháng ba

TTH - Đầu tiết trời xuân, khi các chồi non nhú lên đón nắng thì hoa bưởi cũng hé nụ bung hương mời gọi bướm ong ùa về. Độ này, đi qua những vườn bưởi, vườn thanh trà Hương Hồ, Thủy Biều, Hương Vân… từ đầu xóm đã nghe mùi hương nồng nàn quyện trong gió.

Với đông y, hoa bưởi không chỉ thơm, đẹp mà giúp giải cảm, giảm stress, giúp tỉnh táo, minh mẫn… Sáng ra chợ đã thấy mấy o, mấy mệ cắp chiếc rổ con con bên trong là những gói hoa bưởi xin xinh gói trong lớp lá chuối xanh mượt. Chị bán hàng thì mua một vài gói “thanh hương, đón lộc” mong mua may bán đắt. Người nội trợ thì mua mớ hoa bưởi đặt trên bàn thờ tựa muốn gửi chút hương lòng thành kính cho thế giới tâm linh. Các mệ, các chị hoài cổ thì dùng chính những cánh hoa ấy thêm vào nồi bồ kết như để nhớ về một thời tóc xanh hương quyện thuở nào.

Hương bưởi đã tạo nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân mà bài hát hay nhất có lẽ là “Hương thầm” phổ từ thơ của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Tôi còn nhớ chị hàng xóm nắn nót chép bài hát này vào sổ tay và ép cành hoa bưởi làm món quà lưu niệm cho anh chàng mà chị yêu thương trước ngày anh nhập ngũ. Rồi những đêm trăng thanh hay làng có hội hè, đám cưới… mấy chị đồng lứa hẹn nhau: “Gội đầu bồ kết hoa bưởi hè”?! Không biết những mái tóc hôm ấy có làm cho mấy chị khác biệt không nhưng cái mùi hương ấy rất dễ nhận ra và dễ làm người ta lạc vào một thế giới của dịu dàng, mê hoặc lắm!

Muốn bắt hương hoa bưởi ở lại lâu hơn, những đứa trẻ chúng tôi từng mày mò để làm loại nước hoa tự nhiên này. Nào ép, cắt, chưng cất đủ cách nhưng cuối cùng chỉ thành món đồ chơi trong gian hàng của ấu thơ thuở nào chứ không thành một thương phẩm chuyên nghiệp như người ta. Nhưng có một món mà đứa nào cũng khoái và cũng có thể làm được đó là mía ướp hương bưởi. Dày công thì ra vườn nhặt hoa rụng, bẻ vài ngọn lá; nhanh hơn thì kiếm chiếc nón hay tấm áo mưa đặt dưới gốc cây qua đêm để mai ra đón hoa rụng. Mía rượu tím thẫm, ngọt mềm được tiện thành từng khúc hoặc chẻ nhỏ, rải hoa bưởi rồi cho vào túi ni lông cột chặt hay cặp lồng đậy kín nắp. Cái gói “bí mật thơm lừng” này được đặt vào gàu rồi thả xuống giếng. Càng để qua đêm hương càng quyện đậm vào mía, còn muốn ăn nhanh thì sau vài tiếng thu gàu về. Lúc mở gói mía ra, tưởng chừng như đang ở vườn bưởi. Mía từng thớ thơm lừng, cắn một miếng tưởng như thứ nước hoa ngọt lựng trôi xuống cổ họng vừa thơm vừa mát. “Nhà giàu thì ăn cỡ ni chớ mấy”! Những đứa trẻ nhà nghèo vẫn tự sung sướng về cái món dân dã được nâng lên hàng quý tộc như thế…

Tháng ba, gặp lại hương bưởi trong những chiếc rổ cắp nách ra chợ buổi sớm mai đành dừng lại. Vài ba ngàn một mớ hoa làm thơm lừng cả không gian và phủ lên tâm hồn người bao ký ức khiến ta muốn làm một điều gì đó thật trong trẻo, thánh thiện. Và có một ngày khởi nguồn từ hoa…

A. Túc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top