ClockThứ Tư, 25/01/2017 13:50

Hoa xuân quê hương tôi

TTH - Ngày tết luôn nằm ở thời điểm khởi đầu cho một chu kỳ mới trong lẽ biến dịch của đất trời.

Sự đón chờ những điều tốt đẹp cho tương lai, cũng như mong ước được xua tan tai ương, xui xẻo, luôn hiện hữu một cách mãnh liệt ở mỗi con người trong thời khắc này. Đây chính là lúc người ta đổ dồn ước vọng vào sự thắng thế của những điều may mắn tốt đẹp, sự khuất phục của phúc thần trước ác thần, giữa ánh sáng của uy linh và bóng đêm ma quái.

Ngày tết, điểm hội tụ của những nét văn hóa đặc trưng lễ hội, và cũng là lúc, những biểu hiện mang tính đặc thù vùng miền dễ dàng được nhận diện. Có thể nêu lên ở đây hình ảnh hai biểu tượng trong không gian lễ nghi sinh họat ngày tết người Việt: chiếc bánh chưng Đàng Ngoài và chiếc bánh tét Đàng Trong từ khái niệm văn hóa vật thể; và, trong lĩnh vực tinh thần chính là hoa đào đất Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam.

Hai loài hoa tiêu biểu cho sắc xuân nêu trên, trong truyền thuyết dân gian của cả ba miền đất nước đều cùng phản ánh niềm mong ước của con người, tẩy trừ thế lực của tà ma, cùng những điều bất hạnh. Sự chiến thắng của cái thiện trong chu kỳ mới của đất trời, người ta tin rằng sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho từng cá nhân và cả cộng đồng trong suốt cả năm.

Nhân ngày xuân, chúng ta thử cùng đến với hai loài hoa tết tiêu biểu: mai - đào, như một nét điển hình về tính đa dạng của văn hóa Việt trên góc độ vùng miền.

Xuân là mùa của muôn hoa khoe sắc với nhiều giống loài. Thú chơi của người xưa liên quan đến hoa xuân là một sinh hoạt văn hóa mang tính nghệ thuật cao, như kỹ thuật tỉa hoa thủy tiên, chăm sóc những chồi mặc lan, những giò nghinh xuân, những chậu trà my, cúc, thược dược... Nhưng, quan trọng hơn hết vẫn là việc chọn một chậu/ cành/ đào, hay mai cho việc trang trí không gian ngày tết.

Hoa đào: Đào là tên gọi chung cho những giống cây thuộc họ Rosaceae. Đào là một trong những loài cây trái có vị trí quan trọng trong phong tục, tập quán cũng như trong cảm thức nghệ thuật của con người ở một số nước phương Đông. Biểu tượng phổ biến nhất của nó là mùa xuân (hoa đào nở vào tiết này được so sánh như như mai trong bộ tứ thời mai lan cúc trúc. Thứ hai là nét đẹp của người phụ nữ : Sắc mặt như màu hoa đào {Nhân diện đào hoa, tương ánh hồng}).

Hoa đào trong văn hóa Việt Nam ngoài nét đẹp rực rỡ trong không gian đón Tết, chúng còn mang nét uy vũ của thần linh trong ý nghĩa tiêu trừ những điều hôn ám. Cây hoa đào là chốn cư ngụ của 2 vị phúc thần Trà và Uất Lũy ở vùng Sóc Sơn, Bắc Việt, để trấn áp tà ma và che chở cho dân. Lâu dần, hoa đào đã trở thành nỗi ám ảnh khiến ma quỷ phải khiếp sợ. Chính vì thế, khi các vị thần vào ngày 23 tết phải về chầu thiên đình, mọi người lại mang hoa đào về nhà như một thứ bùa hộ thân để các thế lực tà ma phải xa lánh.

Những truyền thuyết cũ về hoa đào theo ngày tháng nhạt phai dần trong ký ức con người, nhường chỗ cho nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật: thú chơi hoa đào.

Để chọn được cây đào thế, người ta thường tìm đến những làng hoa đào nổi tiếng trước đó nhiều ngày để ngắm nghía, tuyển chọn từ gốc, cành, thế  nhánh, mật độ nụ hoa, màu cánh hoa. Trong dân gian người ta cũng phân ra các loại hoa đào như đào bích, đào thắm, đào phai, đào ta... căn cứ trên sắc màu và cấu trúc của cánh hoa.

Cho dù có phóng khoáng, phá cách tới mức nào, khi chọn một cành đào, người ta cũng phải nhận ra cành chủ và cành phối chủ. Tiền, hậu, tả, hữu luôn là những tiêu chí quan trọng trong việc chọn lựa. Trên những nét tạo dáng căn bản ấy, người chọn cành đào tha hồ thả trí tưởng tượng của mình để nhìn ra những đề tài bình dị trong cuộc sống như mẫu tử, phụ tử, huynh đệ, hay đắm mình trong điển tích như bát tiên quá hải, sư tử hý cầu, lý khiêu long môn, ngũ phúc, thất hiền...

Hoa Mai: Mai (Prunnus) có rất nhiều loại, và có lẽ mỗi vùng lại thường nhìn thấy và khái quát hóa nét đẹp của nó theo cảm nhận của mình. Chính vì vậy, hình ảnh của mai trong nghệ thuật tạo hình Trung Hoa chưa hẳn là giống mai vàng (hoàng mai) hay mai trắng (bạch mai) như chúng ta thường thấy ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Trong truyền thuyết dân gian, hoa mai liên quan đến hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, hết lòng thương yêu cha mẹ, gia đình và làng xóm. Với tài trí của mình, cô gái nhỏ nhắn đã hy sinh sau khi giao đấu, diệt trừ yêu quái để cứu dân. Không ai biết cô đã chết, vì hàng năm vào chiều 29 tết, nàng quay lại với chiếc áo vàng mẹ nhuộm cho trước lúc ra đi, cùng ăn tết với gia đình, cho đến lúc cúng  đưa ông bà, mới chịu ra đi. Mãi cho đến khi cha mẹ mất, người ta không thấy cô gái áo vàng trở lại nữa; vào những ngày cuối năm, trong khu vườn quen thuộc nơi cô ở, xuất hiện một con chim lông vàng óng ả cất tiếng hót líu lo. Xóm làng thương nhớ và tri ân cô bằng cách lập một miếu thờ, hàng ngày hương khói. Từ lúc ấy, trước ngôi miếu mọc lên một loại cây lá xanh um, nhưng cứ vào những ngày giáp tết, lá lại rụng trơ cành và như một phép lạ, toàn thân xuất hiện những nụ bông vàng năm cánh rực rỡ.

Cây mai từ đó được người dân nhân giống và trồng trong nhà mình, như một cách tưởng nhớ đến cô gái, cũng như răn đe loài quỷ dữ sợ oai phong của cô mà không dám quấy động đời sống yên lành của mọi người.

Cũng như hoa đào, truyền thuyết về cô gái áo vàng cũng nhạt dần để thay vào đó hoa mai được đón chào trong ngày xuân như một cảm nhận mang tính nghệ thuật.

Cành mai được chọn trên những tiêu chí không khác mấy với hoa đào, nhưng tinh thần của một cành mai được ngưỡng mộ không chỉ đẹp ở hoa với sắc thắm, cánh phân bố đều, nhụy thắm, mà còn ở sự gân guốc của cành, với những khoảng gập khúc của dáng cành theo hình chữ nữ. Thần thái ấy mang hình ảnh của một ẩn sĩ nơi thâm sơn, kiêu hãnh nhưng thanh thoát, vững chải trước nắng gió và thời gian.

Trong tâm thức người dân Việt, biểu tượng hoa xuân như cành đào đất Bắc hay cành mai phương Nam, không chỉ tô thắm không gian ngày tết mà còn ẩn chứa ước vọng yên bình, xua tan những thế lực tà ma đen tối. Trên cái nền cảm nhận không có gì khác nhau ấy, mỗi miền lại có biểu tượng riêng của mình. Cho dù đó là sắc đỏ rực rỡ xua tan tiết lạnh đầu năm trời Bắc, hay ánh vàng óng ả dịu mát nắng trời Nam, tất cả đều hướng vọng đến những điều thái bình, tốt đẹp và đẩy lùi mọi đe dọa của thế giới ma quỷ và những điều bất an.

Nguyễn Hữu Thông

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Đảng ủy xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) có nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhất là công tác huy động sức dân tham gia hưởng ứng các phong trào, hoạt động ở địa phương. Qua đó, phát huy được sức mạnh đoàn kết, tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xuất hiện nhiều điển hình trên các lĩnh vực.

Động lực góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp
Tà áo bay trên quê hương yêu thương

Áo dài cổ phục, áo dài truyền thống, áo dài nữ, áo dài nam, áo dài cách tân, áo dài người lớn, áo dài trẻ em… Áo dài với rất nhiều mảng hình sống động… thật là một bức tranh nhiều màu, nhiều niềm vui, nhiều ý tưởng sáng tạo bất ngờ dành cho áo dài Huế. Bỗng nhận ra, từ cái cổ xưa, cái truyền thống, có những sáng tạo góp phần làm tôn vinh vẻ đẹp của di sản - di sản áo dài, và cũng là một thành công của Tuần lễ Áo dài Huế.

Tà áo bay trên quê hương yêu thương
Return to top