ClockThứ Ba, 15/09/2015 17:07

Hoàn lưu sau bão gây mưa rất to ở miền Trung

TTH.VN - Hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 3 đang dịch chuyển về phía Tây, mưa ở khu vực Đà Nẵng – Bình Định giảm nhanh nhưng ở các tỉnh Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế lại có mưa to đến rất to.

 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của đới gió đông, trong hai ngày 15-16/9, ở khu vực Quảng Bình - Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to (50-150mm). Từ 15-18/9 ở khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh có mưa to đến rất to (200-300mm, có nơi trên trên 300mm), ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to (50-100mm).

1-1442286661014

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới các tỉnh miền Trung có mưa rất to. Trong ảnh mưa gió rất to tại Đà Nẵng, ảnh chụp chiều ngày 14/9 (Ảnh: Khánh Hiền)

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa giông mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8.

Cảnh báo trong ngày và đêm nay (15/9), ở khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa giông mạnh; sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 và có mưa dông mạnh; biển động.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được trong 24 giờ qua (từ 19h/13-19h/14) phổ biến từ 100-200mm, một số nơi cao hơn như trạm thủy văn Nam Đông (Thừa Thiên Huế): 326mm, Trà My (Quảng Nam): 332mm; Tam Kỳ (Quảng Nam): 341mm. Lượng mưa trong 12h qua ở khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến từ 50-70mm.

Hiện nay, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và từ khu vực Bắc Tây Nguyên đang lên:

Mực nước lúc 19 giờ ngày 14 tháng 9 trên một số sông như sau: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 0,71m, dưới báo động (BĐ) 1: 0,49m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 0,99m, dưới BĐ1: 1,51m; Sông Hương tại Kim Long: 0,68m, dưới BĐ1: 0,32m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 3,58m, dưới BĐ1: 2,92m; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 1,35m, dưới BĐ1: 2,15m; Sông ĐăkBla tại KonPlong: 593,16m, dưới BĐ2: 0,34m; Sông PôKô tại ĐăkMôd: 584,42m, dưới BĐ1: 0,08m.

Dự báo: Từ đêm nay (15/9) đến hết ngày 16/9, có mưa to đến rất to ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Kon Tum (150-250mm) và khu vực Đà Nẵng đến Quảng Ngãi (100-150mm). Từ ngày 15-18/9, có mưa vừa, mưa to ở các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (200-300mm).

Đêm nay và ngày mai (15/9) lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên tiếp tục lên. Đến sáng mai (15/9), mực nước trên các sông có khả năng như sau: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,2m, ở mức BĐ2; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 4,5m, trên BĐ2: 0,5m; Sông Hương tại Kim Long: 2,0m, ở mức BĐ2; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 6,5m, ở mức BĐ1; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 4,0m, trên BĐ1: 0,5m; Sông ĐăkBla tại KonPlong: 594,5m, ở mức BĐ3; tại KonTum: 519,5m, ở mức BĐ2; Từ ngày mai (15/9), mực nước trên các sông ở từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ lên.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình); Đắk Rông (Quảng Trị); NamĐông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Hiệp Đức, Quế Sơn, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Hà, Sơn Tây, Nghĩa Hành (Quảng Ngãi); Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, KonPlong (Kon Tum) và ngập úng ở vùng trũng tại các tỉnh trên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2.

Nguyễn Dương (Theo Dân Trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7: Điểm hẹn đảo đá Tây A

Đảo Đá Tây A nhìn từ xa như một chiếc bè lớn giữa biển khơi, nhưng khi đến gần, nhận ra ngay sự sống sôi động, sung túc từ những vườn cây, cho đến ánh mắt người và nụ cười của trẻ thơ. Điều bất ngờ là khi chúng tôi vừa đặt chân lên đảo, tiếng gà gáy sáng chợt vang lên kiêu hãnh. Từ lâu, đảo Đá Tây A được xem là điểm hẹn của ngư dân Việt Nam trên biển.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 7 Điểm hẹn đảo đá Tây A
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Return to top