ClockThứ Ba, 27/12/2016 10:02

Hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc ban hành Kế hoạch là thể hiện việc triển khai đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế của Việt Nam vì sự phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo Kế hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó tập trung đề cập đầy đủ các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chương trình nghị sự 2030, kể cả các mục tiêu có tính đương nhiên, thể hiện việc Việt Nam tham gia toàn diện các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc đã đề ra.

Có mục tiêu, chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển cho từng giai đoạn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định kỳ 5 năm, có đánh giá định kỳ hàng năm, kết hợp với đánh giá kết quả thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035.

Về các giải pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ thêm các yêu cầu về công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nhấn mạnh nhận thức về sự phát triển bền vững phải được thể hiện thành các giải pháp cụ thể và đặc biệt là trong phân bổ nguồn lực (gồm nguồn lực là tài nguyên thiên nhiên, tài chính và cả chỉ đạo, điều hành). Đồng thời, nghiên cứu xây dựng việc đánh giá có tính định lượng để đánh giá kết quả thực hiện đối với tối đa các mục tiêu cụ thể.

Hội đồng quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh phải đảm nhiệm vai trò trung tâm trong tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia này.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Về vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết 19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ, ngành khẩn trương có ý kiến về Dự thảo Nghị quyết 19 năm 2017, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn chỉnh, trình Chính phủ, trong đó xác định rõ và tăng cường trách nhiệm của từng bộ, cơ quan, địa phương trong việc cải thiện từng chỉ tiêu cụ thể trong các bộ chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và chỉ số năng lực sáng tạo theo công bố của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Cùng với việc chuẩn bị Nghị quyết 19 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ biên soạn sổ tay với các nội dung cụ thể như cách thức thu thập, cung cấp số liệu, đánh giá đối với từng chỉ tiêu cụ thể để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Phó Thủ tướng giao Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì cùng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nghiên cứu việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu nhận, xử lý thông tin, phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp theo hướng có sự phối hợp, huy động sự tham gia của một số cơ quan truyền thông, báo chí.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top