ClockChủ Nhật, 28/07/2019 07:50

Hoàng Thị Ngọc Ấn cuộc dạo chơi với màu nước, giấy dó

TTH - Hoàng Thị Ngọc Ấn, một họa sĩ gốc Huế hiện sống ở Bỉ vừa có cuộc trở về với quê hương bằng những bức tranh giấy dó mang đậm tâm hồn Việt.

Khai trương phòng tranh của họa sĩ Vĩnh PhốiVõ Quang Phát & những thể nghiệmTranh online: Bán nhanh, mua tiện

Họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn

Triển lãm “Bước đi” với 26 tác phẩm (trưng bày tại Viện Pháp tại Huế từ ngày 17/7 đến 3/8) được xem như cuộc dạo chơi của nữ họa sĩ với màu nước, mực tàu và giấy dó.

Bằng chất liệu mực tàu trên giấy dó hoặc acrylic trên giấy đen, các tác phẩm thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật Âu – Á trong sáng tạo của họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn khi kết hợp giữa kỹ thuật vẽ của châu Âu với chất liệu giấy dó của Việt Nam. Không thể hiện một con người, phong cảnh, thông điệp nào cụ thể, tranh của họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn vừa thanh thoát, nhẹ nhàng, vừa mộng mơ, hư ảo. Thiền, khẩn cầu, giấc mơ, trở về, dấu tích hay vũ điệu, phượng hoàng tái sinh… là vẻ đẹp mong manh của người phụ nữ được thể hiện bằng những chấm phá của cọ, màu và nước, cùng sự kết hợp độc đáo của những khoảng sáng – tối.

Tác phẩm “Hoa biển”

Họa sĩ Ngọc Ấn chia sẻ, vẽ tranh trên giấy dó là niềm yêu thích đặc biệt của bà từ những ngày xa quê. Năm 1992, khi sang định cư ở Bỉ, tình cờ bà lấy giấy dó mua từ Việt Nam 2 năm trước đó vẽ thử, những phản ứng của giấy dó đối với màu tạo ra những đường nét, màu sắc độc đáo mê hoặc bà từ đó.

“Tác dụng của nước, mực tàu, màu trên giấy dó tạo ra những biến tấu bất ngờ đầy ngẫu hứng ngoài chủ ý của tác giả. Đôi khi tôi vẽ một người đang đứng yên nhưng kết quả lại trông như đang múa, màu sắc của tác phẩm cũng hoàn toàn tình cờ khiến tôi là tác giả cũng phải bất ngờ”, họa sĩ chia sẻ.

Tác phẩm “Thiền”

Không gửi gắm vào tác phẩm những thông điệp, triết lý sâu xa, với nữ họa sĩ này, tranh giấy dó đơn giản là trò chơi giữa nước chảy, mực theo, giấy hút... Đam mê với thể loại tranh này, họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn quyết định chọn nó để tạo cho mình lối đi riêng, mộc mạc mà lạ lẫm, ấn tượng. Độc đáo hơn nữa khi bà biết kết hợp giữa nghệ thuật của châu Âu áp dụng trên giấy dó của Việt Nam như sự hội tụ giữa hai nền văn hóa Á - Âu mà bà được lĩnh hội.

Với dòng tranh này, họa sĩ Ngọc Ấn thích diễn tả vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hư ảo, mơ mộng lại gợi nên những suy tư về thân phận mong manh, cô đơn, yếu đuối. Một cách không chủ ý, những khung cảnh mờ ảo phiêu diêu cổ tích, những vệt màu mong manh trong tranh như kéo người xem vào cõi hư không nào đó. Có lẽ vì thế nên tranh của họa sĩ Ngọc Ấn luôn toát lên vẻ huyền bí đầy chất Á Đông.

Đam mê vẽ từ thuở còn là cô nữ sinh Đồng Khánh, Hoàng Thị Ngọc Ấn từng theo học tranh lụa và ký họa chân dung với 2 họa sĩ là Nguyễn Đông Sơn và Nguyễn Thị Tâm. Từ khi còn ở Huế đến nay, Ngọc Ấn vẽ chỉ để thỏa niềm say mê. Bà còn mày mò trang trí cho những chiếc khăn quàng cổ bằng lụa. Mỗi chiếc khăn xinh xắn, đầy màu sắc là một tác phẩm nghệ thuật mà bà dành tặng bạn bè và những người thân yêu. Thi thoảng, bà cũng vẽ tranh phong cảnh, tĩnh vật bằng chất liệu lụa, acrylic, sơn dầu hay làm tượng bằng đất, sáp, gỗ.

Với họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn, hội họa như một liều thuốc. Mỗi khi cầm cọ, bà quên hết thực tại để chìm vào thế giới nghệ thuật. Không chỉ vẽ trên giấy dó, bà còn vẽ tranh trên giấy tre, giấy báo, tờ lịch… Đôi khi không cần dùng cọ, chỉ cần một cái que, bà vẫn chấm mực vẽ chỉ trong vài phút. Từ những bức tranh giấy dó bị hỏng, bà còn làm tranh xé dán, tạo ra những tác phẩm có bố cục, màu sắc đẹp đến bất ngờ.

Tác phẩm “Tĩnh lặng”

Từ năm 2001, những tác phẩm của họa sĩ Ngọc Ấn đã xuất hiện tại Bỉ với danh nghĩa đại diện cho cộng đồng người Việt trong tuần văn hóa Việt Nam tại thành phố Liège (Bỉ). Từ đó đến nay, hầu như năm nào bà cũng có tác phẩm xuất hiện ở các cuộc triển lãm trên đất Bỉ và đạt nhiều giải thưởng.

Nhận xét về tranh của họa sĩ Ngọc Ấn, một tờ báo của Bỉ đã viết: “Hoàng Thị Ngọc Ấn, một người Việt hiện đang sống ở Bỉ đã đem lại luồng sinh khí cho tranh khi liên kết được Đông - Tây. Có một cái gì đó nhẹ nhàng, tế nhị thoát ra từ bó hoa huệ tây tinh khiết vẽ bằng màu nước…”.

Bài, ảnh: TRANG HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến

Sáng 11/3, tại Khách sạn Duy Tân diễn ra buổi hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến
Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Những tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tên tuổi, tài danh đất Cố đô nằm trong bộ sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Huế lần đầu tiên công bố đến với công chúng khiến người yêu nghệ thuật không khỏi rung động, cảm xúc. Ở đó các danh họa đã “hội ngộ”.

Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa
“Tam nhân đồng hành”

Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…

“Tam nhân đồng hành”
Sen Huế trong tranh Lê Hòa

Buổi chiều cuối hạ, xe ngược dốc lên miệt đồi phía tây thành phố Huế. Nói là đi một vòng hóng gió, nhưng cũng chủ ý tìm ghé thăm một họa sĩ.

Sen Huế trong tranh Lê Hòa
Flamink Artfair - cuộc chơi của những họa sĩ trẻ

Triển lãm “Flamink Artfair” đã mở cửa từ chiều qua 22/7 và sẽ kết thúc ngày 8/8/2023 tại không gian “Flamink Art space”. Triển lãm gồm 25 bức tranh, gốm, nghệ thuật sắp đặt của 13 hoạ sĩ trẻ và 1 hoạ sĩ khách mời là Đặng Mậu Triết. Các bức tranh phần lớn vẽ từ chất liệu sơn mài, acrylic.

Flamink Artfair - cuộc chơi của những họa sĩ trẻ

TIN MỚI

Return to top