ClockThứ Năm, 25/06/2015 11:41

Học lại người xưa

TTH - Thử đối chiếu thì thấy ngay, nhà văn hóa cộng đồng mà chúng ta đang xây dựng từ thành thị đến nông thôn và từ miền xuôi lên miền ngược có rất nhiều điểm tương đồng với đình làng xưa cũ người Kinh hay các nhà rông, nhà gươl (nhà làng) của bà con các dân tộc ít người.

Tính chất cộng đồng của nhà gươl của người Catu hay nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên nằm ở chức năng hành chính (dùng làm nơi hội họp, tiếp khách…) và chức năng sinh hoạt văn hóa cộng đồng (nơi diễn ra các lễ hội, nghi lễ, hoạt động vui chơi…). So với nhà gươl hay nhà rông, nhà văn hóa cộng đồng hiện không có chức năng hành chính hay tổ chức lễ hội, nghi lễ, nhưng lại cơ bản tương đồng ở khía cạnh sinh hoạt cộng đồng.

Trong khi nhà gươl hay nhà rông xưa là biểu tượng văn hóa đáng tự hào thì nhà văn hóa cộng đồng hiện đang cộm lên bao nỗi lo, lớn nhất là xây dựng xong chỉ biết đóng cửa “chờ xuống cấp”. Mỗi năm, nhà văn hóa cộng đồng có khi chỉ mở đôi ba lần. Số khác thì trở thành điểm cho thuê dịch vụ. Ngay cả nhà gươl hay nhà rông mới được xây dựng theo kiểu nhà văn hóa cộng đồng trong phong trào chung hiện nay cũng nằm trong tình trạng đó, dù nó được làm ra kiên cố hơn, thậm chí đẹp hơn rất nhiều.

Nhà văn hóa cộng đồng đang được xây dựng ồ ạt bắt đầu từ một ý tưởng chung, chủ yếu là sự áp đặt từ trên xuống trong bối cảnh phố phường, làng xã đã và đang có quá nhiều thiết chế văn hóa. Trong khi đó, đối với người Kinh xưa hay bà con các dân tộc ít người thì đó là sự thôi thúc, bức thiết về một ngôi nhà chung để đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng và đời sống tâm linh. Bởi thế đình làng hay các ngôi nhà rông, nhà gươl được xây dựng là có thể hòa nhập ngay vào đời sống cộng đồng. Đó là khác biệt cơ bản.

Xưa người Việt có câu “Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiều”. Cây đa, bến nước, sân đình đã đi vào tâm khảm tâm hồn Việt. Đình làng là chốn tôn nghiêm, nơi hội tụ và lưu giữ hồn quê. Đó còn là điểm tựa tinh thần, biểu trưng cho vẻ đẹp lãng mạn thanh khiết. Có được điều đó là vì sự ra đòi và tồn tại nó mang tính tự nhiên, không có sự áp đặt. Cái gì tự nhiên sẽ trường tồn, sự áp đặt bao giờ cũng mang tính tạm bợ. Chuyện từ đình làng xưa hay ngôi nhà gươl, nhà rông của bà con dân tộc vùng cao do vậy là một gợi ý hay. Học nếp nghĩ, cách làm của người xưa không bao giờ là thừa.

Đình Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Return to top