ClockThứ Tư, 07/09/2016 05:56

Học nghề tại xưởng

TTH - Nếu doanh nghiệp và trường nghề không hợp tác, cả hai sẽ bất lợi trong cung ứng và sử dụng nguồn nhân lực. Được tiếp xúc với dây chuyền công nghệ tại nhà máy, có tác phong công nghiệp khi được trang bị trong nhà trường giúp lao động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Lao động làm việc tại Công ty TNHH MSV (Phú Bài – Thị xã Hương Thủy)

Sinh viên tốt nghiệp trường nghề “choáng” với máy móc hiện đại của các doanh nghiệp và không thể sử dụng được là thực tế diễn ra trong nhiều năm nay. Chương trình đào tạo ở các trường nghề còn khoảng cách rất xa với doanh nghiệp, chỉ tập trung vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà không biết doanh nghiệp có nhu cầu thế nào. Một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được nâng cấp nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành còn hạn chế, đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Doanh nghiệp luôn than phiền về chương trình đào tạo của các trường nghề chưa hợp lý và thiếu thực tiễn. Hầu như, tiêu chuẩn của doanh nghiệp đưa ra, trường nghề không đáp ứng được. Suốt thời gian dài, trường nghề và doanh nghiệp “mạnh ai, nấy sống”.

Khi tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ quan tâm đến kiến thức chuyên môn (kỹ năng nghề) và kỹ năng lao động (kỹ năng mềm). Nếu lao động thiếu kỹ năng nghề, doanh nghiệp có thể đào tạo lại, nhưng thiếu kỹ năng mềm thì không doanh nghiệp nào có đủ thời gian để đào tạo mới. Chính thiếu kỹ năng mềm nên doanh nghiệp lo lắng. Lao động có thể nghỉ việc, nhảy việc, giờ giấc tùy tiện… khiến nhiều đơn vị thiệt hại về kinh tế. Bà Nguyễn Ngọc Linh, Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Hacona cho biết: Vận hành máy móc hiện đại mà công nhân thiếu tác phong công nghiệp thì doanh nghiệp chỉ có thiệt. Nhiều dây chuyền phải đóng máy chỉ vì lao động ở nhà đi gặt mà không báo trước. Sự thiếu chuyên nghiệp khiến doanh nghiệp thất thu, không giao hạn đúng tiến độ nên rất mệt mỏi.

 Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo đều có lợi cho cả hai bên. Các trường nghề đã xây dựng chương trình giảng dạy theo nhu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp, chương trình gọn, hiệu quả được doanh nghiệp tham gia góp ý sát với thực tiễn sản xuất. Học viên được thực tập tại doanh nghiệp. Người học nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật mới của các dây chuyền sản xuất hiện nay của các nhà máy. Nhà trường từng bước tiếp cận với doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác toàn diện cả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Giáo viên hướng cho người học chú ý năng suất lao động, quy định rõ thời gian hoàn thành đối với các khâu gia công, kiểm tra sản phẩm theo từng công đoạn đồng thời chú trọng đến rèn luyện tác phong công nghiệp. Ông Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế chia sẻ: Bắt đầu từ những mô hình liên kết hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại đầu tư nâng cấp cho các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động có chất lượng cho doanh nghiệp.

Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng là con đường ngắn nhất mà rất hiệu quả trong đào tạo, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế tối đa những lãng phí khổng lồ của việc đào tạo nghề... Doanh nghiệp hỗ trợ nguyên vật liệu, cử người sang giúp đỡ kỹ thuật. Kết thúc khóa học doanh nghiệp đến kiểm tra tay nghề, tuyển dụng lao động. Người lao động có thể làm việc được ngay và doanh nghiệp không phải đào tạo thêm nữa. Hầu hết có đến 90% sinh viên trường nghề tốt nghiệp ra trường đều có việc làm. Các trường nghề đã có sự liên kết khá chặt chẽ với doanh nghiệp khi gửi sinh viên đến thực tập, tiếp đến, có biên bản ký kết về liên kết đào tạo và tuyển dụng. Trước tình hình thiếu hụt lao động có trình độ, có chất lượng thì cần phải có sự hỗ trợ và phối hợp với các trường trong công tác đào tạo để tạo ra nguồn lực đáp ứng đúng và đủ theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sức cạnh tranh của DN. Hợp tác giữa các đơn vị đào tạo với doanh nghiệp là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên. Do vậy, để đẩy mạnh liên kết đào tạo, đòi hỏi trường nghề phải chủ động tìm đến doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tiếp tục tạo cơ hội để cơ sở đào tạo và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn. Có như vậy, uy tín và thương hiệu của nhà trường tăng lên trong doanh nghiệp và xã hội. Còn doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng, lại vừa giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại.

HUẾ THU 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

TIN MỚI

Return to top