ClockThứ Sáu, 15/06/2018 10:45

Học phí trong hè tăng: Nhà trường và phụ huynh “thương lượng”

TTH - Mức thu học phí trong hè khiến nhiều phụ huynh thắc mắc, cùng là trường mầm non công lập trên địa bàn TP. Huế nhưng có trường cao, trường thấp.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: 6 điểm mới đột phá về cơ chế, chính sáchTăng học phí chương trình tiên tiến

Tự nguyện

Chị Nguyễn Thị H. tiểu thương chợ Trường An (TP. Huế) trải lòng, tôi mong mùa hè qua nhanh để con được đến trường. Nhà có hai đứa con đều học ở lớp nhà trẻ và mẫu giáo. Các cháu phải đóng học phí 1.100.000 đồng/tháng/cháu (tăng 350.000 đồng/tháng/cháu) khiến cuộc sống gia đình khó khăn nên chỉ đủ khả năng cho đứa nhỏ đi học”. Chị H. so sánh, chị bán rau đầu kia, nhà ở phường An Cựu (TP. Huế) nhưng nghỉ hè con chị ấy chỉ đóng 900.000 đồng/tháng, sao phường tôi lại đóng cao hơn.

Qua tìm hiểu, mức thu học phí học hè của các trường mầm non trên địa bàn TP. Huế dao động. Có trường chỉ tăng thêm 100.000 đồng/tháng, có trường tăng từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng; có trường tăng thêm tiền ăn nên mức học phí hè tăng gần 600.000 đồng/em. Mức đóng cao hay thấp phụ thuộc vào sự trao đổi giữa phụ huynh và nhà trường. Có trường số lượng trẻ đi học ít, cần phải điều chỉnh và tùy thuộc vào mức sống của người dân trên địa bàn để có mức đóng phù hợp. Có trường ngày thường có đến trên 400 trẻ đi học, nhưng nghỉ hè giảm còn 150 trẻ. Rõ ràng, tiền lương trả cho giáo viên và các khoản phí khác như phí quản lý, hao mòn cơ sở vật chất, tiền điện, tiền nước, tăng cường cơ sở vật chất... vẫn phải thực hiện theo quy định.

Trẻ học hè và giáo viên dạy hè đều phải tự  nguyện. Cả hai đều phải có đơn gửi đến ban giám hiệu nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị T. tham gia dạy hè ở trường V. thổ lộ: Chúng tôi muốn nghỉ hè nhưng đôi khi cũng phải hỗ trợ nhau vì ai cũng nghỉ thì lấy đâu giáo viên dạy cháu. Giáo viên đứng lớp cũng phải tổ chức vui chơi, hoạt động ngoài trời, các trò chơi dân gian... như trong năm học. Mức thu nhập của giáo viên thường không nhiều sau khi trường trừ các khoản chi phí”.

Không đơn thuần là giữ trẻ

Trong công văn hướng dẫn tổ chức hoạt động hè cấp học mầm non năm 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế yêu cầu các trường mầm non thu các khoản đóng góp trong hè theo thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường. Theo đó, thu tiền ăn phải đảm bảo định lượng và chất lượng các bữa ăn của trẻ và tiền chất đốt. Tiền học hè chỉ để chi cho những người tham gia hoạt động hè theo quy định. Các trường bố trí giáo viên, nhân viên luân phiên dạy hè trên cơ sở có nhu cầu và tự nguyện đăng ký.

Nhiều người cho rằng, trong hướng dẫn này không đề cập đến học phí học hè cụ thể nên một số trường mầm non tự quyết định học phí dẫn đến sự chênh lệch giữa các phường. Dẫu học phí để cho nhà trường và phụ huynh “thương lượng” nhưng không có nghĩa các trường mầm non muốn tăng học phí bao nhiêu thì tăng? Quan niệm học hè ở trường mầm non chỉ là hình thức giữ trẻ lại càng không đúng.

Theo bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Huế, hiệu trưởng các trường mầm non phải xây dựng kế hoạch hoạt động, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ dưới sự giám sát và thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế. Dù là dạy hè cũng phải bố trí đủ 2 giáo viên/nhóm, đảm bảo sĩ số trẻ/nhóm lớp theo điều lệ trường mầm non. Tuyệt đối không để nhân viên vào đứng lớp. Hoạt động hè cũng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ về thể chất và tinh thần, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích...

Trở lại vấn đề phụ huynh thắc mắc, thường học hè, phụ huynh có nhu cầu đều đăng ký nhưng không phải trường nào cũng có sự thỏa thuận về mức đóng cho phụ huynh. Do đó, các trường cần có sự minh bạch trong thu chi và được phụ huynh đồng thuận.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Quy định mới về học phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Quy định mới về học phí
Return to top