Giáo dục Tin tức giáo dục
THAY ĐỔI PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC:
Học sinh cần thích nghi
TTH - Xu hướng tuyển sinh năm nay của nhiều trường đại học top đầu sẽ tuyển sinh riêng, sử dụng kết quả các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Thế nên, học sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT) đang gấp rút cập nhật thông tin để có phương án ôn tập hiệu quả.
Học sinh tăng tốc ôn tập
Nhiều thay đổi
Nếu năm 2021, hình thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT dành tối thiểu 82% chỉ tiêu, thì năm 2022 dự kiến chỉ 45-50%. Các trường top đầu đều đưa ra từ 4 đến 6 hình thức xét tuyển, để chọn được thí sinh phù hợp. Một trong những điểm dễ nhận thấy chính là đánh giá năng lực ngoại ngữ. Với những thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của nhà trường).
Một thông tin rất đáng được thí sinh lưu ý trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022 là, một số trường đại học lớn tại TP. HCM sẽ tổ chức tuyển sinh theo một hình thức hoàn toàn mới. Hình thức tuyển sinh sẽ này không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập bằng học bạ hay điểm thi tốt nghiệp THPT như trước đây nữa. Thế nên, thí sinh muốn trúng tuyển còn phải vượt qua các phần thi “gắt” hơn, như: phỏng vấn trực tiếp, đánh giá năng lực qua phần giới thiệu toàn diện về bản thân bằng một video mà thí sinh tự thực hiện. Với hình thức tuyển sinh rất mới mẻ này, nếu học sinh học khá giỏi nhưng thiếu kỹ năng và sự tự tin thì vẫn chưa chắc đạt được mục tiêu đậu đại học như mong muốn.
Các trường cần chuẩn bị gì?
Trước những biến động về phương thức xét tuyển đại học, em Nguyễn Ngọc Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Quốc Học nhận định, các trường đại học đang siết chặt đầu vào khi “nâng cấp” độ khó các phương thức tuyển sinh. Em chọn khối D07 làm tổ hợp môn xét tuyển, nên em đẩy mạnh ôn tập toán và hóa. Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển mới, em cũng hơi phân vân trong việc lựa chọn trường đại học phù hợp.
Em Trần Thị Hà Trang, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng thừa nhận, năm nay, rất nhiều trường sử dụng các phương thức tuyển sinh đại học khác nhau, vì vậy việc ôn thi của học sinh bị tác động. Như mọi năm, chúng em có thể tập trung học 3 môn chính theo khối, nhưng giờ em phải cố gắng cân bằng các môn để có điểm số hoàn hảo, nâng cao cơ hội xét tuyển bằng học bạ. Đặc biệt, em phải nỗ lực học IELTS và tích cực tìm thầy học ôn đề thi đánh giá năng lực..., Hà Trang chia sẻ.
Trước những đổi mới trong mùa tuyển sinh năm nay, buộc các nhà trường phải thay đổi việc ôn tập, định hướng cho học sinh. Theo hiệu trưởng các trường, dù được tổ chức theo hình thức nào thì mỗi đề kiểm tra, đánh giá, thi đều bao gồm các câu hỏi, bài tập trong đó yêu cầu học sinh phải huy động được những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra theo các mức độ khác nhau.
Ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho biết, việc đổi mới trong tuyển sinh là xu hướng sử dụng kết quả bài thi riêng. Nhưng thực tế, thay đổi này chỉ áp dụng đổi với học sinh top đầu. Bởi năm nay, các trường top dưới chưa có sự thay đổi nhiều, vẫn dành 50-60% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tất nhiên, muốn vào trường top, dù xét tuyển theo hình thức nào cũng có áp lực, đòi hỏi học sinh phải đầu tư công sức, thời gian.
Với việc ngày càng có nhiều trường thay đổi hình thức tuyển sinh, không còn chỉ dựa vào kết quả học và thi, thí sinh khối 12 năm nay phải “tăng tốc” rèn luyện kỹ năng bản thân, tích cực tham gia hoạt động xã hội. Các trường cũng phải tính toán thay đổi phương pháp dạy và học để phù hợp với công tác thi và tuyển sinh của các trường đại học trong những năm tới. Chẳng hạn, ngoài giúp học sinh trau dồi kiến thức theo phương pháp truyền thống thì cần tăng cường các hoạt động dạy học theo dự án, giáo dục STEM, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh… để bắt kịp phương thức tuyển sinh của các trường đại họp top đầu.
Bài, ảnh: Huế Thu
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022 (31/01)
- Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc (31/01)
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ (29/01)
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023 (28/01)
- Hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện (28/01)
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1 (27/01)
- Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện (26/01)
- Tết Thầy (24/01)
-
Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1
- Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện
- Tết Thầy
- Sân ga ngày cuối năm
- “Người đi xin” lo tết cho học sinh nghèo
- Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 năm 2023
- Học sinh lớp 10: Không dễ chuyển đổi môn học
- Trao thưởng Giải Điền kinh học sinh toàn quốc năm 2022
-
Khen thưởng 247 con cháu họ Hồ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện
- Học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại trường vào ngày 27/1
- Hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện
- Hơn 40 trường đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2023
- Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
- Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022