ClockThứ Tư, 30/11/2016 14:14

Học sinh châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về Toán và Khoa học

Đông Á lại tiếp tục là khu vực có học sinh tiểu học và trung học cơ sở giỏi Toán và Khoa học nhất thế giới, theo xếp hạng của Hiệp hội Đánh giá Thành tựu Giáo dục Quốc tế (IEA). Đây là năm thứ 20 liên tiếp.

 

Học sinh tiểu học ở SIngapore - Ảnh: AFP

Báo The Telegraph ngày 29-11 đưa tin, theo kết quả nghiên cứu đánh giá thành tích Khoa học và Toán học quốc tế (TIMSS) 2015 công bố cùng ngày, học sinh 10 và 14 tuổi ở các nước và lãnh thổ khu vực Đông Á lại tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu suốt 20 năm qua.

TIMSS là bảng đánh giá được xuất bản 4 năm một lần.

TIMSS 2015 dựa trên kết quả bài kiểm tra vào năm ngoái của hơn 600.000 học sinh độ tuổi từ 9 đến 14, chia làm 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở, tại 57 quốc gia và lãnh thổ.

Theo kết quả vừa công bố, học sinh Singapore ở cả 2 cấp có thành tích dẫn đầu cả 2 lĩnh vực Toán và Khoa học.

Ở môn Toán, học sinh từ 9 đến 10 tuổi của Singapore đạt được điểm trung bình là 618, trong khi học sinh từ 13 đến 14 tuổi đạt 621 điểm. Với môn Khoa học, số điểm lần lượt là 590 và 597.

Các vị trí tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

“Nền văn hóa ngập tràn giáo dục”  

Trong khi đó, theo đài BBC, kết quả của học sinh Anh hơn nhiều nước châu Ấu khác, nhưng so với kết quả 4 năm trước thì học sinh nước này không có nhiều tiến bộ.

Theo phân tích của ông Russell Hobby, người đứng đầu Hiệp hội Quốc gia các hiệu trưởng ở Anh, nguyên nhân của việc này là do đội ngũ giáo viên thiếu người chuyên Toán và Khoa học.

Ngoài ra, Phần Lan, quốc gia thường được xem là mô hình của giáo dục phổ thông nhờ những cải cách hiệu quả, cũng tụt hạng trong bảng xếp hạng TIMSS 2015.

Tiến sĩ Dirk Hastedt, giám đốc dự án của TIMSS, nhận định “giáo dục là một việc rất trọng đại” của các quốc gia châu Á.

Ông còn đưa ra dẫn chứng bằng biệc Hàn Quốc thậm chí còn chặn đường, cấm xe và không cho máy bay cất và hạ cánh trong vòng 30 phút để thí sinh tập trung thi đại học.

Học sinh châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về Toán và Khoa học
Phụ huynh Hàn Quốc cầu nguyện khi con đi thi đầu tháng 11/ 2016 - Ảnh: AP

Bà Ina Mullis, giám đốc điều hành chịu trách nhiệm các bài kiểm tra của TIMSS, cũng bình luận rằng thành công của các nước châu Á phản ánh kết quả của biện pháp giáo dục mà các nước này thực hiện, đồng thời cũng thể hiện “văn hóa ngập tràn giáo dục” của các nước này.

Giáo viên giỏi sẽ có học sinh giỏi

Trong khi đó, giám đốc Michael Martin của TIMSS cho rằng yếu tố quan trọng nhất phổ biến ở các nước này là chất lượng và vị thế xã hội của nghề giáo. Và sự tiến bộ của Singapore cho thấy rằng nước này thật sự đã đặt giáo dục làm ưu tiên hàng đầu.

“Kết quả này thể hiện hiệu quả của việc thay đổi chương trình học của chúng tôi trong những năm qua sang hướng nhấn mạnh vào kỹ năng tư duy”, kênh Channel NewsAsia trích lời đại diện Bộ giáo dục Singapore phát biểu về bảng xếp hạng vừa công bố.

Theo vị này, Bộ giáo dục sẽ tiếp tục tập trung vào kỹ năng tư duy phản biện của học sinh trong các kỳ kiểm tra.

“Điều đó không có nghĩa là các bài thi sẽ khó hơn, mà là chúng tôi sẽ xem thử các bài thi có thể kiểm tra được các kỹ năng mà chúng tôi muốn học sinh phát triển thêm hay không”, bà Low Khah Gek, phó Tổng giám đốc cơ quan phụ trách mảng trường học của Bộ giáo dục Singapore, giải thích thêm.

Tuy nhiên, trái với những thành công tại các kỳ thi quốc tế của Singapore, nhiều người đang quan ngại rằng học sinh nước này phải chịu nhiều áp lực trong việc học.

Tháng 9 năm nay, đài BBC đưa tin một khảo sát của chính phủ cho thấy tổng số tiền mà các gia đình ở Singapore chi mỗi năm cho việc học thêm của con cái họ là khoảng 827 triệu USD, gần gấp đối số tiền họ chi cho việc này cách đây 1 thập kỷ.

Bộ giáo dục nước này đã phải thực hiện một video quảng cáo với thông điệp gửi đến học sinh và phụ huynh rằng giáo dục không chỉ là đạt được điểm số cao, ngoài ra còn thêm nhiều hoạt động nghệ thuật và ngoại khóa vào chương trình trung học cơ sở.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh tiểu học có nên đem smartphone đến lớp?

Đang giờ học, tiếng chuông điện thoại reo liên tục, cả lớp nháo nhác không biết tiếng kêu phát ra từ đâu. Ngay “chính chủ” cũng ngồi im re, một lúc sau mới phát hiện có người gọi qua facebook… Cô giáo không hài lòng khi khó quản lý lớp học bởi tình trạng đem điện thoại đến lớp vẫn diễn ra.

Học sinh tiểu học có nên đem smartphone đến lớp
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó, nhờ sự mở rộng về công nghệ sạch được tiếp tục thực hiện, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày hôm nay (1/3) cho biết.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục
Hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở

Trước đây, việc hướng nghiệp cho học sinh chưa được sự quan tâm đúng mức của cha mẹ, thầy cô và cả bản thân các em học sinh, nhất là các em học sinh Trung học cơ sở (THCS) vì cho rằng các em còn nhỏ, chưa vội phải hướng nghiệp hoặc hướng nghiệp ở tuổi này còn quá sớm.

Hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với thành phố Lâm Nghi, Sơn Đông và tỉnh Nara

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị “Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á” lần thứ 12 tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, chiều 26/10, đoàn công tác của UBND tỉnh do UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình làm trưởng đoàn đã tiếp và làm việc với đại diện lãnh đạo TP. Lâm Nghi, Sơn Đông và tỉnh Nara, Nhật Bản.

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với thành phố Lâm Nghi, Sơn Đông và tỉnh Nara
Return to top