ClockThứ Năm, 13/04/2017 05:56

Học tốt để trở về phục vụ quê hương

TTH - Trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh (PTDTNT) thành lập năm 1989, dành cho thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số hoặc thường trú ở vùng cao, vùng sâu.

Trong giờ học lịch sử

Trong gần 30 năm qua, Trường PTDTNT đã góp phần thực hiện mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc và lực lượng lao động có kỹ thuật cho các huyện miền núi. Nhiều học sinh (HS) sau khi ra trường trở về công tác tại địa phương. Họ đã trở thành cô giáo, thầy giáo, cán bộ y tế, chiến sĩ biên phòng… góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển ở quê hương.

Trách nhiệm xã hội

Năm học này, Trường PTDTNT tỉnh có 297 HS. Thầy Hiệu trưởng Trần Quang Đức không vui: “Chúng tôi rất tiếc vì có một số trường hợp bỏ học do bệnh và cho đến nay vẫn có trường hợp tảo hôn trong cộng đồng vùng cao. Mục tiêu mà trường theo đuổi vì thế là nâng cao nhận thức trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn”.

Tuy còn gặp một số khó khăn nhưng nhìn chung, công tác dạy và học của trường ổn định theo chiều hướng chất lượng ngày càng được khẳng định. Năm học 2015 - 2016, trường có 96,7% HS đậu tốt nghiệp THPT; trong đó, có 51% đậu đại học nguyện vọng 1. Trường có khu nội trú và 100% HS đều ở nội trú. Đây là thuận lợi trong công tác quản lý nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề khi người thầy “quản” trò không chỉ trên lớp mà cả trong sinh hoạt ngoài giờ học.

HS Trường PTDTNT tỉnh chất phác, hiền lành và quý trọng thầy, cô giáo và người lao động trong trường, có khả năng văn nghệ, TDTT cao, nhưng hiểu biết xã hội, pháp luật... hạn chế; nhiều em tiếng Kinh chưa thông thạo nên cảm thấy tự ti… Từ cái nền khá khập khễnh ấy, thầy và trò đã cùng nhau tạo nên một môi trường giáo dục thân thiện và hữu ích. A Kinh Lứu, HS lớp 11, cho biết: “Em học tốt, sống khoẻ mạnh nên gia đình rất yên tâm. Mục tiêu của em là đậu đại học để sau này trở về phục vụ quê hương”.

Tuyển sinh và lo… tốt nghiệp

Sau nhiều thay đổi, hiện nay trường tuyển sinh theo hình thức thi và xét. Đối tượng không thay đổi nhưng điều kiện dự thi đã khác. HS phải đạt loại khá trở lên, không hạn chế chỉ tiêu theo vùng và đều phải qua một kỳ thi để lấy điểm từ cao xuống. Chương trình giáo dục của trường cũng rất đặc thù. HS ở đây luyện thi từ lớp 10 và ngay từ khi vào đầu cấp, trường phân loại ngay để bồi dưỡng các môn tốt, phụ đạo các môn yếu kém. Các em còn được học nhiều về kỹ năng sống, tìm hiểu văn hoá, lối sống văn minh.

Được nuôi dưỡng, học hành trong môi trường tốt, các em hòa nhập nhanh chóng. Tuy nhiên, do đầu vào không cao, chất lượng đại trà không cao nên hiện tỷ lệ học sinh giỏi và tiên tiến hàng năm của trường đạt 15 % trở lên. Các em tham gia hầu hết các hoạt động văn nghệ, TDTT của ngành của tỉnh và quốc gia dành cho HS THPT và đã đạt nhiều huy chương, giấy khen.

Năm học tới, công tác tuyển sinh của trường vẫn sẽ theo phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển... Theo ông Trần Quang Đức, việc thay đổi phương thức tuyển sinh (từ năm học 2015 -2016) đã giúp cho chất lượng đầu vào của trường cao và ổn định. Công tác quản lý, công tác dạy - học vì thế cũng thuận lợi hơn. Đây chính là cơ sở để trường ngày càng phát triển đi lên theo định hướng xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu trước mắt của thầy và trò Trường PTTHNT tỉnh là làm sao bảo đảm giữ vững thành tích của kỳ thi quốc gia sắp tới.

Bài, ảnh: HƯƠNG GIANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Thăm và chúc tết lực lượng bảo vệ rừng vùng sâu, vùng xa

Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, ngày 3/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức thăm, tặng quà gia đình liệt sỹ Võ Tự Lực, nguyên công chức Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thuỷ đã hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thăm và chúc tết lực lượng bảo vệ rừng vùng sâu, vùng xa
9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ

Tốt nghiệp ngành Hướng dẫn viên du lịch, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, sau khoảng thời gian khủng hoảng do dịch COVID-19, Hồ Viết Ái Duy (sinh năm 1997, dân tộc Pa Cô, trú thôn Âr Kêu Nhâm, xã Quảng Nhâm) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ an toàn sinh học.

9X vùng cao khởi nghiệp với mô hình nuôi heo hữu cơ
Không cam chịu khi bị bạo hành

Bạo lực gia đình (BLGĐ) trở thành nỗi ám ảnh của phụ nữ vùng cao A Lưới. Các cấp hội phụ nữ và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, nhằm thay đổi nhận thức, hướng tới “nói không với BLGĐ”.

Không cam chịu khi bị bạo hành
Return to top