ClockThứ Hai, 09/11/2015 05:34

Hội chứng tin đồn

TTH - Tin “hồ chứa nước Tả Trạch có sự cố” lan truyền đã khiến nhiều hộ dân ở Dương Hòa, Thủy Bằng (Hương Thủy) lũ lượt kéo nhau lên núi để lánh nạn, trong khi hồ Tả Trạch vẫn an toàn, cho thấy tác hại ghê gớm của những tin đồn thất thiệt.

Trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp tin đồn này nọ, truyền miệng nhau, mỗi người thêu dệt thêm một ít cho thật ly kỳ, tạo hoang mang trong xã hội. Một tin đồn gạo ở Huế khan hiếm, giá sẽ rất cao khiến dân thành thị đổ xô đến các cửa hàng gạo để mua về dự trữ cách đây hơn 5 năm, hay tin tiệm Rồng Vàng kinh doanh vàng kém chất lượng sắp giải thể, khiến khách hàng đổ xô đến tiệm này để bán lại vừa mới xảy ra gần đây... là hậu quả của những tin đồn như thế.

Lợi dụng hiệu ứng của tin đồn, nhiều người đã lợi dụng nó để thực hiện ý đồ mục đích của mình. Thời chiến tranh cổ điển, đây còn gọi là kế Vô trung sinh hữu (không có mà làm thành có) nhằm uy hiếp đối phương. Nhiều tin đồn cũng được các nhà chính trị, quân sự thời đó vận dụng để mê hoặc lòng dân hoặc tạo sự hoang mang, bất lợi cho đối phương và đã mang lại hiệu quả. Trong đời sống hiện đại hôm nay, tin đồn phần lớn được người ta dùng để hạ uy tín của các tổ chức, cá nhân nhằm đạt được mục đích của mình trong sản xuất kinh doanh hay chỉ vì sự ích kỷ, cá nhân, thậm chí cũng chỉ để cho vui.
Dù động cơ nào đi nữa thì hậu quả của những tin đồn thất thiệt là rất nghiêm trọng, nhất là khi nó có một công cụ hỗ trợ “đắc lực” nữa là mạng xã hội. Tin đồn hồ chứa nước Tả Trạch có sự cố, mặc dầu Lê Thanh Bôn (người tung tin lên mạng xã hội) chỉ đưa lên chừng 30 phút rồi tháo xuống nhưng đã lan truyền đi rất nhanh; không chỉ người dân ở Dương Hòa, Thủy Bằng hoảng loạn mà nhiều người dân ở thành phố Huế và các vùng hạ du cũng lo lắng.
Không thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội mang lại. Các vụ bạo hành trẻ em, bạo lực học đường hay vi phạm an toàn giao thông... được người dân phát hiện đưa lên mạng xã hội, đã giúp cơ quan chức năng lần ra manh mối để giải quyết. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dân chúng.
Trong xu thế bùng nổ thông tin, việc chọn lọc thông tin vừa trúng lại vừa đúng cho đời sống sinh hoạt không phải ai cũng làm được. Vì thế, ngoài việc tự nâng cao ý thức, người dân có sự tỉnh táo để tiếp nhận, phải có thêm biện pháp chế tài mạnh tay và đủ hiệu lực với những tin đồn thất thiệt trong xã hội nói chung và trên mạng xã hội nói riêng!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top