Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về tình hình Ukraine
TTH.VN - Cuộc họp diễn ra sau khi có thông tin về hành động xâm nhập mới nhất của quân đội Nga vào Ukraine, cho dù Nga đã bác bỏ thông tin này.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào 2h30 sáng 13/11 (theo giờ Việt Nam) đã tiến hành phiên thảo luận mở giữa 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an và đại diện của chính quyền Ukraine.
Cuộc họp được tiến hành theo yêu cầu của Mỹ sau khi một tướng chỉ huy của NATO tuyên bố các đoàn xe tăng, pháo và binh lính Nga đã tiến vào miền Đông Ukraine trong 2 ngày qua.
Một quân nhân Ukraine tại một vị trí chiến đấu ở Lugansk (Ảnh EPA)
“Suốt 2 ngày qua, chúng tôi đã chứng kiến điều tương tự như Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đang báo cáo. Chúng tôi quan sát thấy hàng dài các thiết bị của Nga, chủ yếu là xe tăng, khẩu đội pháo, hệ thống phòng không và nhiều binh sĩ tiến vào lãnh thổ Ukraine”, Tổng tư lệnh NATO tại châu Âu, Tướng Mỹ Philip Breedlove, nói trong chuyến thăm thủ đô Sofia của Bulgaria.
Tuy nhiên, phía Nga đã lập tức bác bỏ các cáo buộc trên.
“Không có bất kỳ bằng chứng nào về việc quân đội Nga hiện diện ở miền Đông Ukraine”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, khẳng định.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng gián tiếp bác bỏ tuyên bố của tướng chỉ huy NATO khi tuyên bố việc đảm bảo tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine là yếu tố then chốt.
“Việc cản trở thực thi các thỏa thuận (ngừng bắn) đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus là không thể chấp nhận được”, ông Lavrov nói quả quyết trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry.
Trong khi đó, căng thẳng tại miền Đông Ukraine vẫn đang có dấu hiệu tăng nhiệt khi quân Chính phủ được lệnh bố trí lại để phòng bị trước khả năng phe đối lập tại Ukraine phát động những cuộc tấn công mới.
“Chúng tôi đang bố trí lại các lực lượng vũ trang để đối phó với những hành động của các tay súng (nổi dậy). Tôi biết nhiệm vụ chính hiện nay là chuẩn bị hành động quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak phát biểu tại một cuộc họp Chính phủ.
Cũng tại cuộc họp, ông Poltorak còn cho hay lực lượng ly khai đã nhận được nhiều tiếp viện, ám chỉ sự giúp đỡ ngấm ngầm từ phía Nga.
Về phần mình, phe đỏi ly khai tố cáo quân đội Ukraine sử dụng đạn phốt pho.
“Vào lúc 11h50 ngày 11/11, các cứ điểm của dân quân Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng ở sân bay Donetsk đã hứng chịu các vụ pháo kích bằng đạn phốt pho bắn từ phía khu dân cư Peski. Ngoài ra, lực lượng an ninh Kiev đã dùng pháo binh và xe tăng bắn phá các cứ điểm của dân quân ít nhất 13 lần”, bản tin của cơ quan quân sự Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk viết.
Đạn phốt pho là vũ khí gây cháy được nhồi phốt pho trắng hoặc các hỗn hợp gây cháy có thành phần phốt pho. Việc sử dụng loại đạn này bị cấm theo một số công ước quốc tế.
Tuy nhiên, thông tin trên chưa được kiểm chứng độc lập và chính quyền Ukraine cũng chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này./.
Theo Dân Trí
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn