Thế giới Thế giới
Hội đồng Bảo an yêu cầu đệ trình kế hoạch hỗ trợ cho tiến trình hòa bình Yemen
TTH.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày hôm qua (25/4) yêu cầu Tổng thư ký Ban Ki-moon đệ trình lên một kế hoạch cụ thể trong vòng 30 ngày tới, đề cập chi tiết về cách thức mà Đặc phái viên LHQ tại Yemen có thể hỗ trợ cho các bên trong cuộc chiến ở Yemen tiến tới hòa bình, tin từ Reuters cho biết.
Người dân kiểm tra thiệt hại tại một khu vực bị tàn phá trong các cuộc không kích giữa các bên tại thành phố Mukalla ở miền nam Yemen ngày 24/4/2016. Ảnh: Reuters.
Tính đến nay, cuộc nội chiến Yemen đã khiến hơn 6.200 người thiệt mạng, hơn 2,5 triệu người khác phải di tản và gây ra một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng ở một trong những nước nghèo nhất thế giới. Hiện đã có một thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa các lực lượng liên minh do Ả Rập dẫn đầu và lực lượng Houthis đồng minh của Iran, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/4 vừa qua.
15 nước trong Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua một tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Yemen "phát triển một lộ trình cho việc thực hiện các biện pháp an ninh tạm thời, đặc biệt là ở cấp địa phương, trong đó có việc rút quân, chuyển giao vũ khí hạng nặng và khôi phục các cơ quan nhà nước", Reuters sáng nay (26/4) đưa tin.
Hội đồng Bảo an cũng đồng thời yêu cầu Tổng thư ký Ban "trình bày một kế hoạch để Hội đồng Bảo an, trong vòng 30 ngày, có thể phác thảo về những trọng trách mà Văn phòng của Đặc phái viên Ismail Ould Cheikh Ahmed có thể thực hiện để hỗ trợ cho các giai đoạn tiếp theo của tiến trình hòa bình với các bên".
Trong một động thái riêng biệt, phát ngôn viên của Tổng thư ký Ban - ông Stephane Dujarric đã được hỏi về một thông tin ngày hôm qua từ liên minh do Ả Rập dẫn đầu nói rằng, hơn 800 tay súng al-Qaeda đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Yemen và các đồng minh Ả Rập trong thành trì chính của nhóm tại thành phố cảng Mukalla.
"Chúng tôi đã không thấy có sự chấm dứt chiến sự như kỳ vọng của chúng tôi ", phát ngôn viên Stephane Dujarric nói với các phóng viên tại trụ sở chính của LHQ ở New York.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Dailymail)
- Ông Biden điện đàm với ông Putin, đề xuất cuộc gặp thượng đỉnh (14/04)
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm (14/04)
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ (14/04)
- Hàn Quốc tiếp tục có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới (14/04)
- Ai Cập đòi bồi thường "khủng" vụ tàu Ever Given mắc kẹt kênh đào Suez (14/04)
- Mỹ tạm dừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (14/04)
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn (13/04)
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19 (13/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông