ClockThứ Sáu, 30/10/2020 14:19

Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ nhất

Chiều 29/10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc.

Thông qua Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc giaRa mắt Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm 21 thành viênBà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc giaThái Lan hoàn tất việc lựa chọn các thành viên Ủy ban bầu cửNga bầu Quốc hội, phần thắng chắc chắn cho Tổng thống PutinÔng Phan Ngọc Thọ được bầu làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnhKhen thưởng 20 tập thể và 30 cá nhân làm tốt công tác bầu cử

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: cần hết sức quan tâm trong công tác chuẩn bị, phục vụ bầu cử, sớm giải quyết những vấn đề phát sinh

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe công bố Quyết định thành lập Tổ giúp việc Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia; Quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia; thảo luận về việc giao nhiệm vụ cho bộ phận thường trực và các tổ giúp việc của Hội đồng Bầu cử quốc gia và một số vấn đề liên quan.

Theo Quyết định thành lập Tổ giúp việc Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia quyết định thành lập các tổ giúp việc Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, gồm: Tổ giúp việc về Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền; Tổ giúp việc về An ninh, Trật tự và Y tế; Tổ giúp việc về Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ giúp việc về Tài chính-Quản trị, Trang điện tử; Tổ giúp việc về Tổng hợp và Nhân sự.

Các tổ giúp việc của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia có trách nhiệm giúp Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, giúp các Tiểu ban của Hội đồng Bầu cử quốc gia trong việc tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Công bố Quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội, Tổ trưởng Tổ giúp việc về Tổng hợp và Nhân sự, Thường trực Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Tạ Thị Yên cho biết, Quy chế quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia. Đối tượng áp dụng là Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Tổ giúp việc, các cán bộ, công chức là thành viên Tổ giúp việc của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia và các đơn vị, cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ phục vụ công tác bầu cử.

Quy chế quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, các Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, các thành viên khác của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia. Quy định về chế độ làm việc, các nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng tham mưu, giúp Hội đồng Bầu cử quốc gia thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; chế độ họp, giải quyết công việc của Văn phòng, chuẩn bị và phục vụ các phiên họp của Hội đồng Bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng Bầu cử quốc gia; quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu; quản lý và sử dụng kinh phí.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, khối lượng công việc của Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia là rất lớn trong việc tham mưu, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các văn bản của Hội đồng, các Tiểu ban của Hội đồng với số lượng lớn các văn bản.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng lưu ý, bối cảnh cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự báo có nhiều phức tạp hơn, cần hết sức quan tâm trong công tác chuẩn bị, phục vụ bầu cử, sớm giải quyết những vấn đề phát sinh.

Kết luận nội dung phiên họp, ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị mỗi thành viên Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia, thành viên các tổ giúp việc phát huy tinh thần trách nhiệm, vai trò của mình thực hiện tốt phân công nhiệm vụ hướng đến tổ chức thành công cuộc bầu cử lần này.

Theo Quochoi.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top