Thế giới

Hội đồng chuyên gia FDA khuyến nghị sử dụng thuốc Molnupiravir của Merck trong điều trị COVID-19

ClockThứ Tư, 01/12/2021 11:11
Với tỷ lệ sít sao 13 phiếu ủng hộ và 10 phiếu phản đối, Hội đồng chuyên gia của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ ngày 30/11 đã thông qua khuyến nghị sử dụng thuốc điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Merck (Mỹ) dành cho các bệnh nhân cao tuổi hoặc có lý do dịch tễ dẫn tới nguy cơ bệnh trở nặng. Với động thái này, Molnupiravir có thể được thông qua tại Mỹ trong vài ngày tới và được sử dụng chính thức trước cuối năm nay.

Anh trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt thuốc điều trị COVID-19 của MerckChâu Âu xem xét duyệt thuốc Molnupiravir đặc trị COVID-19Thái Lan "nối gót" một số nước châu Á mua thuốc kháng virus COVID-19 của hãng dược Merck

Thuốc Molnupiravir do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN

Thuốc Molnupiravir do Merck phát triển là loại dược phẩm đầu tiên trong nhóm thuốc kháng virus thế hệ mới có hiệu quả đối với nhiều loại biến thể của virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19.

Theo báo The New York Times (NYT), giới khoa học đã chứng minh rằng Molnupiravir cho thấy "hiệu quả đáng kể" trong việc làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở các bệnh nhân mắc COVID-19, chủ yếu là những trường hợp nhiễm các biến thể Delta, Mu và Gamma. Hiện Merck đang lên kế hoạch nghiên cứu hiệu quả điều trị của Molnupiravir đối với các bệnh nhân nhiễm Omicron - biến thể mới nhất đang khiến thế giới quan ngại.

Trước đó, FDA ngày 26/11 cũng đã công bố báo cáo sơ bộ khẳng định thuốc Molnupiravir có hiệu quả trong việc điều trị bệnh COVID-19, nhưng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thuốc này.

Báo cáo sơ bộ của FDA xác nhận hiệu quả của thuốc Molnupiravir đối với bệnh nhân mắc COVID-19 ở thể nhẹ đến trung bình hoặc có nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, cơ quan này khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng Molnupiravir, lưu ý rằng cho đến nay chưa có thử nghiệm lâm sàng nào đối với thuốc này ở thai phụ. Các thử nghiệm thuốc Molnupiravir thực hiện trên chuột và thỏ mang thai cho thấy khả năng thai nhi nhẹ cân và dị tật nếu mẹ dùng thuốc.

Theo FDA, những lợi ích tiềm năng của Molnupiravir nhỏ hơn mức độ rủi ro mà loại thuốc này có thể gây ra đối với những thai phụ mắc COVID-19. Báo cáo sơ bộ của FDA nêu rõ "có những rủi ro đã biết và có thể chưa được biết tới... ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hay bệnh nhi".

Cũng trong ngày 26/11, Merck đã công bố kết quả đầy đủ của thử nghiệm lâm sàng đối với Molnupiravir. Trong nghiên cứu mới nhất thực hiện đối với 1.400 bệnh nhân, các nhà khoa học của Merck đánh giá hiệu quả ở mức 30% đối với việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong cũng như phải nhập viện điều trị của các bệnh nhân mắc COVID-19. Các nhà phân tích cho rằng việc FDA phê duyệt loại thuốc này sẽ tạo ra một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, mang đến cho ngành y tế một "cộng sự mới" để điều trị cho những người mắc COVID-19.

Trong những tuần tới, FDA Mỹ cũng có thể sẽ xem xét và "bật đèn xanh" cho loại thuốc tương tự của hãng dược Pfizer với cái tên Paxlovid, được cho là có hiệu quả 89% trong giảm nguy cơ nhập viện và tử vong vì COVID-19.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Phá vỡ rào cản với các kỹ thuật can thiệp tiên tiến

Chiều 15/3, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thực hiện 4 ca can thiệp tim mạch khó sử dụng các phương tiện công nghệ cao, trong đó 2 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được Công ty Boston Scientific hỗ trợ các dụng cụ và phương tiện hiện đại trị giá hàng chục triệu đồng.

​Phá vỡ rào cản với các kỹ thuật can thiệp tiên tiến
Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top