ClockThứ Bảy, 13/07/2019 09:29

Hội đồng nhân quyền thông qua Nghị quyết về Biến đổi khí hậu

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc thông qua 26 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Philippines và Bangladesh đồng tác giả.

Biến đổi khí hậu đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững của LHQSông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?Anh khởi động chiến lược tài chính xanh để đối phó với biến đổi khí hậuTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuTổng thư ký LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậu

Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu đoàn Việt Nam tham Khóa họp thứ 40 Hội đồng nhân quyền LHQ, ngày 25/2 tại Geneva (Thụy Sĩ). Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, trong hai ngày 11-12/7, tại Trụ sở Liên Hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng sau 3 tuần làm việc, thông qua 26 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người do Việt Nam, Philippines và Bangladesh đồng tác giả.

Nghị quyết về biến đổi khí hậu năm nay tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền của người khuyết tật.

Nhận định người khuyết tật là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi xảy ra thiên tai hoặc các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, Nghị quyết kêu gọi các quốc gia tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật trước tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đặc biệt là đảm bảo sự tham gia của người khuyết tật vào xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh đó, Nghị quyết tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh hợp tác quốc tế về trợ giúp tài chính, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận với 43 nước đồng bảo trợ tại thời điểm thông qua.

Bên cạnh Nghị quyết về biến đổi khí hậu, 15 Nghị quyết khác đã được Hội đồng nhân quyền thông qua bằng đồng thuận, trong đó có một số nghị quyết đáng chú ý như Nghị quyết về Công nghệ thông tin và quyền con người, Nghị quyết về quyền của người di cư, Nghị quyết về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái…

Có 10 Nghị quyết được thông qua bằng bỏ phiếu, đáng chú ý có Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Philippines, Nghị quyết về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, Nghị quyết về đóng góp của phát triển đối với việc thụ hưởng mọi quyền con người...

Đồng thời tại Khóa họp này, Hội đồng nhân quyền thông qua kết quả Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của Việt Nam trong chu kỳ III cùng Báo cáo của 13 quốc gia khác.

Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%, gồm những nội dung quan trọng, toàn diện của công tác bảo đảm quyền con người, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, tăng cường thể chế bảo vệ quyền con người và các vấn đề mới đặt ra về di cư, biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững.

Đoàn Việt Nam tích cực đóng góp vào thảo luận tại Khóa họp và các phiên thương lượng xây dựng các dự thảo Nghị quyết.

Bên cạnh Nghị quyết về biến đổi khí hậu, Việt Nam tham gia đồng bảo trợ 05 Nghị quyết khác.

Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva phát biểu tại nhiều phiên thảo luận về các vấn đề khác nhau. Đoàn Việt Nam cũng tham gia các phát biểu chung của ASEAN, Nhóm các nước Pháp ngữ và nhóm các nước đồng quan điểm tại các phiên thảo luận về các vấn đề thuộc quan tâm chung.

Kể từ 2014, mỗi năm Hội đồng nhân quyền đều xem xét và thông qua một Nghị quyết về biến đổi khí hậu với trọng tâm từng năm tập trung vào từng chủ đề cụ thể như quyền trẻ em, quyền sức khoẻ, quyền của người di cư, quyền phụ nữ… trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng và thông qua Nghị quyết này cũng như trong các hoạt động của Nhóm đồng tác giả của Nghị quyết hàng năm về biến đổi khí hậu tại Hội đồng nhân quyền phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần thực hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế.

Khóa họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng nhân quyền sẽ được tổ chức vào tháng 9/2019 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Return to top