ClockChủ Nhật, 17/07/2016 09:56

Hội nghị ASEM nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh, di cư và khí hậu

TTH.VN - Các quốc gia thành viên của Hội nghị Á-Âu (ASEM) đã nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các vấn đề về an ninh, nạn di cư và tình trạng biến đổi khí hậu, Tuyên bố Ulaanbaatar của ASEM lần thứ 11 vừa được ký kết hôm nay (16/7) cho biết.

          

Đại diện các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu 2016 chụp hình lưu niệm. Ảnh: Sputnik

Theo tin từ Sputnik, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 11 hôm nay đã kết thúc thành công tại thủ đô Mông Cổ và 2 văn bản cuối cùng cũng đã được thông qua, sau các cuộc thảo luận kéo dài suốt ngày hôm qua về các vấn đề khác nhau, trong đó nổi cộm là vấn nạn khủng bố.

Với chủ đề "20 năm ASEM: Hợp tác cho tương lai thông qua kết nối", hội nghị lần này tập trung vào việc tăng cường việc kết nối sâu rộng hơn nữa giữa các nước châu Âu và châu Á.

Phương tiện truyền thông có mặt tại cuộc họp tối qua đưa tin rằng, Bí thư phương Đông của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Preeti Saran khẳng định, hầu hết các quốc gia, cùng với Ấn Độ, đều bày tỏ mối quan tâm đặc biệt trong việc chống lại các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Bà Saran cho biết, hội nghị thượng đỉnh lần này bắt đầu trong bóng tối của cuộc tấn công khủng bố tại thành phố Nice, Pháp và không có gì phải nghi ngờ rằng chủ nghĩa khủng bố chính là vấn đề chính tập trung cốt lõi trong hội nghị lần này.

"ASEM tập trung vào các lĩnh vực cùng quan tâm. Chúng bao gồm từ việc chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, an toàn và an ninh hàng hải, an ninh mạng ... cho đến vấn nạn di cư, tinhg trạng biến đổi khí hậu, và các biện pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro của các thảm họa ...", tuyên bố cuối cùng của hội nghị cho hay.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Indiatimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

TIN MỚI

Return to top