Thế giới

Hội nghị COP26 kéo dài thêm một ngày để đàm phán thỏa thuận chung

ClockThứ Bảy, 13/11/2021 16:47
Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi lãnh đạo các nước thể hiện "niềm tin và can đảm" bằng cách chấp thuận duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp.

COP26: Nêu bật tác động của khủng hoảng khí hậu đến sức khỏeCOP26: Đã đến lúc cứu lấy nhân loạiLần đầu tiên, thế giới có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độ CHội nghị COP26: Giải quyết những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu

Đại biểu dự Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland ngày 2/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow của Anh đã phải kéo dài thêm một ngày để các nhà đàm phán đến từ 197 quốc gia có thêm thời gian đi tới một thỏa thuận.

Chủ tịch COP Alok Sharma cho biết dự thảo sửa đổi của thỏa thuận sẽ được công bố vào sáng ngày 13/11 theo giờ Anh và sau đó tiếp tục được thảo luận đến chiều cùng ngày.

Trong tuyên bố mới nhất, Thủ tướng nước chủ nhà COP26 Boris Johnson kêu gọi lãnh đạo các nước thể hiện "niềm tin và can đảm" bằng cách chấp thuận duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp.

Theo ông Boris Johnson, đã có sự thừa nhận rộng rãi về những tiến bộ đạt được trong dự thảo thỏa thuận Glasgow, bao gồm hành động đối với phát thải khí methane, các kế hoạch đẩy mạnh giảm phát thải và việc nước giàu thừa nhận việc không hoàn thành các mục tiêu hỗ trợ tài chính cho những nước dễ bị tổn thương nhất.

Hiện nước chủ nhà Anh nuôi hy vọng thoả thuận chính thức của COP26 sẽ bao gồm việc yêu cầu các quốc gia quay trở lại bàn đàm phán vào năm tới tại COP27 ở Ai Cập với những cam kết tăng cường về giảm phát thải carbon, do những hành động hiện nay là không đủ nhanh và đủ mạnh trong “thập kỷ quan trọng" đến năm 2030.

Theo dự thảo thỏa thuận của COP26 công bố sáng 12/11, các nước cần đẩy nhanh loại bỏ điện than và bỏ trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, hiện một số nước phát thải CO2 lớn vẫn phản đối việc đưa ra cam kết rõ ràng về chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top