Thế giới

Hội nghị G7 có thể là bước ngoặt trong việc phục hồi sau đại dịch

ClockThứ Sáu, 11/06/2021 17:36
TTH - Trong một bài phân tích được đăng tải trên Channel News Asia ngày 11/6, nhà kinh tế học Nicholas Stern cho rằng, hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra ở Cornwall (Anh) từ 11/6-13/6 chính là cơ hội quan trọng để lãnh đạo của các nền kinh tế lớn thống nhất về một kế hoạch không chỉ thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu bao trùm và bền vững hơn.

G7 gần tiến sát thỏa thuận về thuế doanh nghiệp toàn cầuHội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 bàn về cải cách thuế doanh nghiệpHội nghị Bộ trưởng Thương mại G7: ''Nóng'' chủ đề cải cách WTO

Lãnh đạo các nước G7 tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Cornwall, Anh từ 11/6-13/6/2021. Ảnh: Sky News/Baoquocte

Theo nhà kinh tế chính từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới, mọi quốc gia đều phải đối mặt và dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa toàn cầu, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Trước những thách thức bộc lộ rõ trong đại dịch COVID-19, cần có một cách tiếp cận tổng hợp để giải quyết, trong đó, các chính phủ G7 có trách nhiệm dẫn đầu.

Các nhà lãnh đạo G7 cũng cần thừa nhận rằng, nền kinh tế của họ sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn nếu tăng trưởng được phục hồi ở các nước còn lại trên thế giới, vì phần lớn nhu cầu toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ đến từ các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Do đó, G7 cần huy động tài chính và thúc đẩy đầu tư vào các nền kinh tế này.

Song song đó, nhà kinh tế học Stern nhấn mạnh, không quốc gia nào có thể an toàn khỏi đại dịch cho đến khi nó được kiểm soát ở tất cả các nước, vì vậy nhu cầu cấp thiết và quan trọng nhất hiện nay là bù đắp sự thiếu hụt tài chính cho Cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19” (COVAX) và thúc đẩy sản xuất và chia sẻ vaccine cho các nước nghèo.

Hơn nữa, các nước giàu cần trợ giúp các nền kinh tế đang phát triển bằng cách miễn giảm nợ và tăng khả năng tiếp cận tài chính thông qua các nguồn như quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.

G7 cũng cần đảm bảo các nước giàu thực hiện cam kết huy động 100 tỷ USD/năm để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP26) tại Glasgow vào tháng 11 tới sẽ có nguy cơ thất bại nếu các nước giàu có không tôn trọng các cam kết tài chính với các nước đang phát triển và thực hiện các cam kết này đến năm 2025.

Vì những lý do này, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall có thể là một bước ngoặt, không chỉ trong việc phục hồi sau đại dịch COVID-19 mà còn trong việc tạo ra một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh hơn nhiều.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới

Sáng 14/3, tại Quảng Trị, Cụm Thi đua các tỉnh Bắc Trung bộ (Cụm) tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023. Chủ trì hội nghị có các ông: Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (Cụm trưởng); Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Cụm phó).

Phát triển phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới
Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
Return to top