ClockThứ Năm, 03/11/2016 18:51

Hội nghị tham vấn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

TTH - Sáng 3/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung tác động tiêu cực không chỉ trước mắt, ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế của tỉnh dự ước đạt 6,89% (mục tiêu đề ra 9%). Năm 2017 đòi hỏi phải có các giải pháp căn cơ, đột phá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận mục tiêu phát triển, các chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; nhất là các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách tạo đột phá trong phát triển ngành, lĩnh vực để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa "Năm doanh nghiệp".

Về phát triển du lịch, dịch vụ, các ý kiến đều tán thành với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng để thực hiện được mục tiêu này, ngoài quan tâm nguồn lực để tạo sản phẩm mới, khắc phục ảnh hưởng sự cố môi trường biển, cần phát huy và phát triển một số sản phẩm mới trong du lịch văn hóa di sản, đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa di sản, du lịch tâm linh và ẩm thực.

Ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, tỉnh cần xây dựng kế hoạch đầu tư và xúc tiến du lịch dài hơi theo đề án phát triển du lịch, dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Tỉnh ủy thông qua. Có như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ mới chủ động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như thực hiện các chùm khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách du lịch đến Huế và tăng số lượng khách lưu trú tại Huế.

Về phát triển nông nghiệp, cùng với phát huy lợi thế phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh cần có cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng cao; phát triển các sản phẩm làng nghề có sức cạnh tranh cao và lợi thế phục vụ du lịch...

Để tạo bước đột phá trên nhiều lĩnh vực, tỉnh cần quan tâm đầu tư nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng trong các khu công nghiệp để thu hút mạnh hơn nữa các nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư lớn và sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường... 

thuathienhue.gov.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top