ClockChủ Nhật, 10/12/2017 19:29

Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu tại Paris: Dấu mốc chống lại sự nóng lên toàn cầu

TTH - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Jim Yong Kim cho biết, Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu tại Paris vào ngày 12/12 tới sẽ là dấu mốc tạo nên cơ hội cho những tiến bộ cụ thể trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, bất chấp việc không có sự đồng thuận và tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cuộc sống của con người. Ảnh: NASA Climate Change

Phát biểu trước báo giới truyền thông, vị chủ tịch nhấn mạnh: “Đây không chỉ là một cuộc họp chính trị cấp cao. Điểm khác biệt này sẽ thu hút những nhóm người tài năng, nhất là trong việc trao đổi về cơ hội giảm thiểu biến đổi khí hậu”.

Được biết, Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 12/12 tới tại Paris là sự kiện được Pháp, Liên Hợp Quốc (UN) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức, với sự tham gia của hơn 4.000 đại biểu và 800 tổ chức cùng họp mặt để trao đổi về cách thức tài trợ kinh phí, vốn cho các dự án đối phó với vấn đề liên quan đến khí hậu.

Đây là sáng kiến của Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron, được diễn ra sau hai năm kể từ khi thỏa thuận Paris được các nước thông qua tại Hội nghị COP 21 vào tháng 11/2015 tại thủ đô Paris, và 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận lịch sử này.

Tham dự hội nghị có cựu Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger, cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg và các quan chức cấp cao khác.

Theo ước tính của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và các hiểm họa tự nhiên khác, nhiều khả năng kinh phí sử dụng cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu sẽ vào khoảng 3,5 nghìn tỷ USD và kéo dài trong vòng 30 năm.

Trước vấn đề này, chủ tịch Jim Yong Kim cho biết: “Một trong những trọng tâm chính của hội nghị lần này là nhu cầu mở rộng nguồn tài chính, nhằm bổ sung vào các hạng mục còn thiếu của thỏa thuận Paris. Trong trường hợp không có kinh phí, tất cả những gì các bạn có chỉ là một thỏa thuận... và tình hình thực tế sẽ không thể thay đổi”.

Trong đó, phân bố và cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là tối quan trọng. Cụ thể, các nước phát triển sẽ cung cấp 100 tỷ USD/ năm, nhằm hỗ trợ xây dựng các nguồn năng lượng thay thế tại các nước đang phát triển, trong cuộc chiến dài hơi để ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu xuống dưới 2oC.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu này, WB cam kết sẽ tăng 28% ngân sách dành cho tất cả các dự án về biến đổi khí hậu vào năm 2020. Được biết, vào năm 2017, WB đã tài trợ tổng cộng 13 tỷ USD cho hơn 200 sáng kiến ​​liên quan đến khí hậu.

Trước đó, người phát ngôn của WB chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, Ngân hàng Thế giới đã chi tổng cộng 63 tỷ USD cho hơn 1.000 dự án hỗ trợ các quốc gia thích nghi, hoặc giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và đời sống người dân.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp từ AFP & Bustle.com)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Return to top