ClockThứ Tư, 24/07/2019 14:37

Hội nhập quốc tế và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số:Cơ hội cho Bắc Trung bộ

TTH.VN - Hội nghị “Hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số: Những vấn đề đặt ra với địa phương, doanh nghiệp” nhằm giúp các địa phương Bắc Trung bộ (BTB) nắm bắt và vận dụng trong đề xuất xây dựng chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất miễn thuế TNDN 2 năm đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏĐề nghị 8 Bộ báo cáo tình hình nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụngHội nghị thượng đỉnh EU-Canada bàn về hiệp định thương mại toàn diệnCơ hội tăng cạnh tranh vào thị trường EUNâng tầm doanh nghiệp, đón cơ hộiHiệp định EVFTA: Mở ra thị trường mới cho ngành thép

Hội nghị diễn ra ngày 24/7 với sự tham gia của các ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các bộ, ngành, địa phương liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Nhiều thách thức

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến lược mới, đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng. Hơn bao giờ hết, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với công nghệ số, hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực đồng hành của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang cơ nhiều chuyển biến mới, phức tạp và khó lường. Cụ thể, kinh tế thế giới tăng trưởng trì trệ với nhiều rủi ro bất trắc. Nhiều tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng năm 2019 xuống 2,6 - 3,2%. 70% nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. CMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề mới phải xử lý.

Năm 2019 đánh dấu giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sau gần 35 đổi mới, kinh tế Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm các nước tăng trưởng cao trên thế giới (GDP 6 tháng đầu năm 2019 đạt 6,76%). Nước ta hiện là tâm điểm của mạng lưới kết nối 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 59 đối tác, mở ra các cơ hội mở rộng và đa dạng hóa thị trường, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2019, chúng ta bước vào giai đoạn thực thi các cam kết quốc tế then chốt, như FTA Asean- Trung Quốc, FTA Asean Hồng Kong và các FTA thế hệ mới. Việt Nam nằm trong nhóm nước đầu tiên triển khai hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có quy mô cam kết rộng và cao nhất từ trước đến nay. FTA Việt Nam - EU ký kết cuối tháng 6 vừa qua được EU đánh giá là FTA tham vọng nhất mà EU từng thỏa thuận với một nước đang phát triển. “Việc tham gia các FTA thế hệ mới này là những đột phá quan trọng của hội nhập quốc tế nước ta, tạo ra cơ hội thúc đẩy kinh tế đối ngoại và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường”, ông Sơn đánh giá.

Dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời tại Phong Điền

Tuy nhiên theo ông Sơn, những cơ hội của nền kinh tế có độ mở cao hàng đầu Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, nhất là tham gia các FTA thế hệ mới cũng đặt nước ta vào vị trí có thể bị cạnh tranh mạnh hơn, bị tác động nhanh hơn trước những biến động quốc tế. Chính phủ cần chủ động có biện pháp nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế để phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng, hiệu quả.

Ông Nguyễn Hoài Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao cũng cho rằng, trong bối cảnh khu vực và thế giới diễn biến nhanh, đứng trước những thay đổi có tính bước ngoặt, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế, trong đó lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm.

Hội nhập kinh tế đã giúp duy trì tăng trưởng ở mức cao, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể, tính trung bình trong 30 năm tới, GDP Việt Nam tăng gấp 30 lần, GDP bình quân đầu người tăng gấp 24 lần; tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7%. Sáu tháng đầu năm 2019 tăng trưởng đạt 6,76%, mức cao so với trung bình và thế giới.

“Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi và cả những thách thức cho Việt Nam trong việc tập trung nguồn lực phát triển đất nước. CMCN 4.0 tạo cơ hội để Việt Nam thẳng tiến vào các lĩnh vực công nghiệp mới, đẩy mạnh hơn công nghiệp hóa, điện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển”, ông Anh nhận định.

Đồng hành cùng Bắc Trung bộ

Hội thảo cũng tập trung thảo luận một số nội dung chủ yếu các vấn đề đặt ra với các tỉnh BTB trong việc phát triển nhanh và bền vững. Các đại biểu cho rằng, cùng với sự phát triển và hội nhập sâu rộng của đất nước, công tác đối ngoại và hội nhập của các tỉnh BTB đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương.

Các tỉnh BTB đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều địa phương và đối tác nước ngoài, ký kết và triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế. Các địa phương, DN cũng thể hiện sự tích cực và chủ động trong đàm phán, tham gia và tranh thủ cơ hội từ các cam kết kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch và thu hút đầu tư, mở rộng thị trường.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị

Ông Bùi Thanh Sơn thông tin, vấn đề mới đặt ra cho hội nhập quốc tế của nước ta, nhất là trong thực thi các FTA, để giúp các địa phương BTB nắm bắt và vận dụng trong đề xuất xây dựng chính sách và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.

“Đây là lần thứ 2 trong năm Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức hoạt động kết nối, hỗ trợ khu vực BTB, sau thành công của Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - khu vực BTB năm 2019” vào tháng 4 vừa qua. Những ý kiến là cơ sở để đề xuất đóng góp, góp phần đề xuất chính sách, biện pháp hỗ trợ hiệu quả các địa phương, DN khu vực BTB. Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành với các địa phương trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững cho khu vực này”, ông Sơn khẳng định.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, hội nghị lần này Bộ Ngoại giao đã cập nhật nhiều thông tin hữu ích về tình hình thế giới, khu vực, triển khai hội nhập quốc tế của nước ta; trao đổi những vấn đề đặt ra cho việc chuẩn bị trong nước nhằm thực thi hiệu quả các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là cơ sở để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và UBND tỉnh, thành khu vực BTB nói chung tập trung chỉ đạo điều hành, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019 và những năm tiếp theo mà doanh nghiệp địa phương đóng vai trò cốt lõi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Return to top