ClockThứ Sáu, 07/04/2017 13:46

Hồi sinh vùng đất chết

TTH - Từ một vùng đất chết bởi di chứng của chiến tranh, đến nay, người dân Đông Sơn (A Lưới) đã có hơn 600ha rừng kinh tế, bình quân mỗi hộ có 3-5 con bò và vài ha rừng, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người từ 9 triệu đồng lên hơn 12 triệu đồng/năm...

Khu chứng tích chiến tranh hóa học tại sân bay A So được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2013

Đường đến Đông Sơn giờ đây rất thuận lợi, giao thương nhộn nhịp hơn ở các tuyến đường xe đi qua. Dẫn chúng tôi tham quan Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh chất độc hóa học tại sân bay A So, ông A Viết Minh, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: địa phương đã sưu tầm và vận động Nhân dân hiến tặng 106 hiện vật, kỷ vật kháng chiến về di tích lịch sử sân bay này và các tư liệu liên quan. Khu chứng tích chiến tranh hóa học tại sân bay A So đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Trong chiến tranh chống Mỹ, huyện miền núi A Lưới bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam/dioxin. Từ tháng 8/1965 đến 12/1970, ở A Lưới có tới 270 phi vụ rải 3 chất độc, chủ yếu là chất da cam..., trong đó nặng nhất là khu vực sân bay A So, bởi đây là nơi đỗ và súc rửa máy bay. Theo kết quả nghiên cứu, sự tồn lưu của dioxin đối với hệ sinh thái ở điểm nóng sân bay này có hàm lượng dioxin trong đất là 879,85 pg/g. Hiện nay, huyện A Lưới có hơn 4.200 nạn nhân chất độc da cam. Ngoài ra, các mẫu lấy từ mỡ, gan cá trắm cỏ, máu người dân sinh ra sau chiến tranh đều có nồng độ chất độc cao. Trước đây, vùng đất Đông Sơn được mệnh danh là vùng “đất lửa”. Lúc đó, đời sống bà con vô cùng khó khăn…

Cựu chiến binh ở Đông Sơn giới thiệu địa điểm khu chứng tích chiến tranh chất độc hóa học tại A So

42 năm sau chiến tranh, Đông Sơn đã có một bộ mặt khác hẳn. Trên đường đi thăm các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, ông A Viết Minh thông tin: “Trong 3 năm qua, tổng vốn đầu tư trên địa bàn xã đạt hơn 40 tỷ đồng. Các nguồn vốn này tập trung vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất kinh doanh... Nhờ vậy, trên địa bàn đã có các cơ sở làm dịch vụ, hàng chục hộ đầu tư buôn bán các mặt hàng thiết yếu, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn”.

Gia đình ông Hồ Văn Tua ở thôn Loah - Tavai trước kia cuộc sống rất khó khăn, chủ yếu dựa vào nương rẫy nhưng đất đai cằn cỗi nên làm quần quật cũng không đủ ăn. Vài năm trở lại đây, thu nhập kinh tế gia đình ông đã khấm khá lên nhờ hưởng ứng chủ trương của cấp uỷ, chính quyền xã Đông Sơn về đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Nhờ có chính sách hỗ trợ, gia đình ông mạnh dạn vay vốn mở rộng chăn nuôi trâu, bò đàn hàng chục con. Từ điển hình này, bà con tìm đến học tập nên đời sống ngày một khấm khá hơn. Ông Hồ Văn Thuần ở thôn Tru – Chaih cũng là hộ khá lên nhờ phát triển chăn nuôi. Gặp chúng tôi, ông nở nụ cười rạng rỡ: “Đời sống người dân xã mình giờ khác xưa nhiều rồi, trong thôn đã có nhiều nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, điều kiện sinh hoạt gia đình, con cái được học hành thành đạt…”.

Nhiều diện tích sản xuất kém hiệu quả nay được người dân chuyển đổi sang giống cây thích hợp và tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, mang lại thu nhập cao. Chính quyền địa phương cũng đã triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, lĩnh vực du lịch dịch vụ để góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đã có nhiều gia đình làm ăn phát đạt với các mô hình kinh tế VACR, kinh doanh dịch vụ… phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.

Ngoài ra, địa phương đã phối hợp với các doanh nghiệp như Công ty Scansia Pacific chi nhánh Huế trong chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho bà con. Qua đó, đã tạo ra sự chuyển biến trong ý thức của mỗi người dân, nhiều hộ dân đã tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất, liên kết kinh doanh.

Ông Minh phấn khởi: “Số hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong xã ngày một tăng lên, đến nay có gần 20 hộ trên tổng số 360 hộ, nhiều hộ có thu nhập mỗi năm gần cả trăm triệu đồng. Một đến hai năm sau, khi những diện tích rừng kinh tế cho thu hoạch, đời sống bà con sẽ còn khá hơn rất nhiều”.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1

Ở bên kia thị trấn từ Đường đua Suzuka của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức Giải đua xe F1 Grand Prix vào ngày 7/4 tới đây, nghệ nhân Kenji Tanaka đang hoàn thiện mô hình giấy F1 mới nhất cùng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với một nghề thủ công có tuổi đời hàng thế kỷ.

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1
Hồi sinh từ thận hiến

Ca ghép thận đầu tiên năm 2001 đã đưa Bệnh viện (BV) Trung ương Huế vào bản đồ ghép tạng Việt Nam. Đến nay, đơn vị đã phẫu thuật 1.500 trường hợp, đồng nghĩa thắp lên hy vọng tái sinh cho 1.500 con người đang cận kề cửa tử.

Hồi sinh từ thận hiến
Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh

Các khu phố cổ ở vùng đất Cố đô được xem là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Trải qua thời gian, những khu phố cổ ấy được các cơ quan chức năng, tổ chức trong và ngoài nước đưa ra nhiều giải pháp quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, thế nhưng việc triển khai như thế nào vẫn là một bài toán khó.

Tìm cách “hồi sinh” phố cổ Bao Vinh
Return to top