ClockThứ Tư, 20/01/2016 08:34

Hội vui Xuân 2016: Địa điểm mới, không khí mới

TTH - Những ngày này, Trung tâm Công viên cây xanh Huế huy động tối đa lực lượng chuẩn bị cho công tác trang trí ở công viên Lý Tự Trọng. Công việc này đã được tiến hành gần một tháng nay, khởi động từ việc thành phố thi công mở rộng hai cánh sân bia Quốc Học (với diện tích rộng mở thêm hơn 500m2), sửa sang lại đường đi dạo và đổ thêm hàng trăm mét khối cát, bột đá để san toàn bộ nền của khu vực công viên. “Đổi phương án chọn Hội vui Xuân Bính Thân sang công viên bờ Nam sông Hương với mục đích tạo nên sự thay đổi về mặt không gian, thu hút thêm người dân đến tham quan. Đây cũng là cơ hội để thành phố chỉnh trang lại hệ thống công viên này.”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế - Nguyễn Đăng Thạnh, cho biết.

Công nhân Trung tâm CVCX Huế đang lắp đặt trường lang tại công viên Lý Tự Trọng

Theo ông Nguyễn Cẩn, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, việc tổ chức hội vui xuân ở công viên Lý Tự Trọng là một thử thách đối với Trung tâm, bởi công viên ở đây có quy mô lớn hơn nhiều so với Thương Bạc, trải dài từ cầu Phú Xuân đến Bảo tàng Hồ Chí Minh với nhiều không gian khác nhau, vì vậy khối lượng hoa và các tiểu cảnh trang trí sẽ rất nhiều. Ngoài ra, do đây là công viên mở, điểm tập trung đông người nên công tác bảo vệ dự báo sẽ khó khăn. Tuy nhiên, Trung tâm đã có kế hoạch cụ thể, biến nơi đây thành một công viên hoa độc đáo và đa sắc màu để người dân Huế và du khách đến thưởng ngoạn.

+ Lễ khai mạc Hội vui Xuân sẽ diễn lúc 18h ngày 5/2/2016 (27/12 AL) tại sân bia Quốc Học
 
+ Hội thi bonsai, non bộ, tiểu cảnh, đá nghệ thuật, mai vàng... chấm thi trong 3 ngày 1,2,3/2/2016 (23,24,25 AL). Hiện vật được giữ lại trưng bày đến hết ngày 12/2/2016 (hết ngày Mồng 5 tết).
 
+ Bế mạc và công bố trao giải diễn ra lúc 16 giờ ngày 12/2/2016 (5 tết)

Theo phương án thiết trí, công viên Lý Tự Trọng sẽ được chia nhiều khu vực, với nhiều điểm nhấn khác nhau như: Khu vực trước Nhà thiếu nhi Huế sẽ bố trí mô hình đoàn tàu hoa gồm 5 toa; khu vực bia Quốc Học là nơi sân khấu tổ chức khai mạc, bế mạc Hội vui Xuân và biểu diễn các chương trình văn nghệ hàng đêm, đây cũng là nơi bố trí cổng chính Hội vui Xuân. Công viên đối diện Trường THPT Hai Bà Trưng sẽ có thiết trí “cánh đồng xuân” với lũy tre, đồng lúa; tại khu vực hồ nước sẽ là không gian “mưa xuân” với hệ thống giàn phun nước từ trên cao xuống ấn tượng, dưới bờ sông sẽ là các thảm hoa nghệ thuật, bến nước, con đò để tạo ra hình ảnh “Bến Xuân” xưa. Ở khu vực này, cũng sẽ có 2 dãy trường lang gỗ dài tổng cộng 36m trang trí lũa gỗ, bố trí không gian thư pháp, đá cảnh nghệ thuật, triển lãm tranh về hoa... Khu vực trước Bệnh viên TƯ Huế sẽ tận dụng địa hình đồi có sẵn trang trí tiểu cảnh khỉ leo cây, nô đùa với dòng chảy “suối hoa” uốn lượn. Được biết, trung tâm cũng đã đặt hàng các nghệ nhân làm các chú khỉ ngộ nghĩnh giống như thật trang trí hài hoa với các tiểu cảnh, phù hợp với chủ đề Tết Bính Thân năm nay. Toàn bộ các tiểu cảnh và công viên được lắp đặt hệ thống chiếu sáng LED trang trí ấn tượng, tạo nên không gian lung linh huyền ảo về đêm.

Trong khuôn khổ Hội vui Xuân Bính Thân, thành phố sẽ tổ chức hội thi bonsai, non bộ, tiểu cảnh, đá nghệ thuật với sự tham gia của các nghệ nhân nổi tiếng của Huế và một số địa phương như Hội đá nghệ thuật Duy Xuyên (Quảng Nam), cây cảnh Sáu Trúc (Bình Định), cây cảnh Thanh Sơn (Bảo Lâm, Lâm Đoofng), Doanh nghiệp Hải Minh (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Việc chấm thi cũng do các nghệ nhân có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này đảm nhiệm. 

Không chỉ ở công viên Lý Tự Trọng, việc trang trí cũng sẽ diễn ra trên toàn thành phố. Ở công viên Thương Bạc tuy không còn là địa điểm tổ chức chính song nơi đây cũng được trang trí và sắp đặt các thảm hoa nghệ thuật, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng. Đây cũng là địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi trong dịp Tết như: Hội thi chim cảnh, đá gà, bài chòi, biểu diễn võ thuật cổ truyền... Trên các trục đường Lê Lợi, Đống Đa sẽ bố trí các ô hoa với thiết kế đa dạng, hài hòa, thẩm mỹ tạo nên các điểm nhấn đầy màu sắc cho các tuyến phố. 

Ông Nguyễn Đăng Thạnh cho biết thêm, do kinh phí ngân sách còn hạn chế, song thành phố vẫn chỉ đạo Trung tâm Công viên cây xanh Huế và các đơn vị liên quan làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Để Hội vui Xuân có chất lượng và quy mô hơn cần thiết phải xã hội hóa và có sự chung tay hơn nữa của nhiều doanh nghiệp, cá nhân cả về mặt ý tưởng cũng như kinh phí.

Bài, ảnh: Quang Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế

TIN MỚI

Return to top