ClockThứ Tư, 20/01/2021 09:38

Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện

Ngày 20/1, Học viện Quân Y tiếp tục tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax liều 25mg cho 17 tình nguyện viên. Những người này thuộc nhóm 1 tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của Việt Nam sản xuất.

COVID-19 'giúp' Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơnẤn Độ triển khai chương trình tiêm chủng COVID-19 lớn nhất thế giớiMục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được

Nhóm 1 tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax liều 25mcg gồm 20 người, trong đó 3 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm liều nhắc lại ngày 14/1.

Hiện sức khoẻ cả ba đều tốt, không có phản ứng bất thường. 17 tình nguyện viên còn lại được tiêm mũi 2 trong hôm nay.

Như vậy đến nay, Việt Nam đã hoàn tất hơn nửa chặng đường thử nghiệm vắc xin giai đoạn 1 đánh giá độ an toàn của vắc xin. Trong đó tiêm đủ 2 mũi với 20 tình nguyện viên tham gia thử liều 25mcg; tiêm đủ mũi 1 liều 50mcg và liều 75mcg với 40 tình nguyện viên.

PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân Y cho biết, kết quả xét nghiệm vào các ngày 7, 14 và 28 sau tiêm cho thấy vắc xin sinh miễn dịch rất tốt, đảm bảo an toàn.

Tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25mcg cho người tình nguyện

Sau tiêm mũi 2, lượng kháng thể sẽ tiếp tục tăng vọt. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thu thập định kỳ để đánh giá chính xác. Theo các nghiên cứu gần đây, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường, cá biệt có trường hợp gấp 20 lần.

Hiện nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y đang xử lý dữ liệu, gửi hồ sơ đạo đức lên Bộ Y tế để xác định liều phù hợp cho giai đoạn 2, dự kiến sẽ bắt đầu ngay sau Tết Nguyên Đán.

PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân Y cho biết, đến nay thử nghiệm giai đoạn 1 đã hoàn tất 50%.

Hiện tại, Học viện Quân Y đã nhận được hơn 500 đơn đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax. Tuy nhiên hiện mới có hơn 200 người đến khám sàng lọc và chỉ 51 người đủ tiêu chuẩn tham gia giai đoạn 1 do tiêu chuẩn tuyển chọn rất khắt khe.

Sang giai đoạn 2, tiêu chí cho tình nguyện viên sẽ mở rộng hơn. Dự kiến giai đoạn 2 thử nghiệm trên 400-600 người, độ tuổi từ 12-17, bắt đầu từ tháng 2 tới để đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Ngoài Học viện Quân y, giai đoạn 2 sẽ có thêm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tham gia.

Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu khi giai đoạn 2 đi được nửa chặng đường. Theo dự kiến, giai đoạn 3 sẽ mở rộng trên quy mô 10.000 – 30.000 người, gồm các tình nguyện viên ngoài Việt Nam tại một nước lưu hành dịch ngoài cộng đồng. Dự kiến giai đoạn 3 sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 8. Nếu nghiên cứu thử nghiệm diễn ra thuận lợi, dự kiến đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên.

Vắc xin Nanocovax do công ty NANOGEN nghiên cứu, phát triển trong thời gian 6 tháng dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein. Từ ngày 17/12/2020, Học viện Quân Y bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin này trên những tình nguyện viên đầu tiên.

Ngoài NANOGEN, Việt Nam còn 3 đơn vị khác đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, gồm: Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC).

Theo SK&ĐS

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 17/3 tại thủ đô Paris, Hội nữ doanh nhân Việt cùng tiến tại Pháp (AEEV) đã tổ chức chương trình Gala & Awards 2024 nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Việt Nam cho các hoạt động xã hội nói chung, cho hội AEEV nói riêng.

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top