ClockThứ Tư, 21/11/2018 06:25

Hơn 1,3 tỷ đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản bài chòi

TTH.VN - Đó là nội dung Quyết định 2706 của UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2023.

Bài chòi "hút" người chơi nhờ những điệu hòTìm hiểu nghệ thuật Bài chòi dân gian Trung Bộ

Di sản nghệ thuật bài chòi tại Thừa Thiên Huế sẽ được đầu tư bảo vệ và phát huy giá trị

Mục tiêu của đề án là bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật bài chòi - di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Thừa Thiên Huế. Trong đó, sẽ tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện và số hóa cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật bài chòi; ban hành cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị, đưa bài chòi vào giới thiệu tại trường học. Đồng thời, duy trì và thành lập mới các CLB bài chòi tại các địa phương, tổ chức trình diễn nghệ thuật bài chòi trong dịp Festival Huế, Festival làng truyền thống Huế và ngày lễ tết để giới thiệu đến người dân, du khách.

Cùng với việc tổ chức bồi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật bài chòi; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về bài chòi, sẽ xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi.

Kinh phí thực hiện đề án khoảng hơn 1,3 tỷ đồng. Sở Văn hóa và Thể thao sẽ chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án.

Ngày 7/12/2017, di sản nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Return to top