ClockThứ Tư, 31/08/2016 06:16

Hơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩn

TTH.VN - Hơn 300 triệu người ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh có nguy cơ mắc những căn bệnh đe dọa đến tính mạng như dịch tả và thương hàn, do ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở các sông, hồ, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho hay.

UNICEF kêu gọi tạo điều kiện để phụ nữ & trẻ em gái tiếp cận nước sạch

Một cậu bé trong kênh nước bị ô nhiễm gần một ngôi đền ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Trong giai đoạn 1990-2010, ô nhiễm do virus, vi khuẩn, các vi sinh vật khác và những chất ô nhiễm độc hại lâu dài như phân bón hoặc xăng đã tăng hơn một nửa trong số các con sông trên cả 3 châu lục, trong khi độ mặn tăng trong gần 1/3, UNEP cho biết trong một báo cáo được công bố hôm 30/8.

Tăng trưởng dân số, mở rộng nông nghiệp và gia tăng lượng nước thải thô xả thẳng ra sông, hồ là một trong những lý do chính đằng sau tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng, khiến 323 triệu người có nguy cơ nhiễm trùng, UNEP khẳng định.

"Vấn đề chất lượng nước ở quy mô toàn cầu và số lượng người bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước kém là nặng nề hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự kiến", ông Dietrich Borchardt, tác giả chính của báo cáo nói với tờ báo Reuters.

Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các con sông vẫn còn trong tình trạng tốt và cần được bảo vệ, ông Borchardt nói thêm.

Khoảng ¼ các con sông ở châu Mỹ Latinh, 10-25% ở châu Phi và lên đến 50% ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm mầm bệnh nặng, phần lớn là do việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, hồ, báo cáo cho biết.

Có khoảng 3,4 triệu người chết mỗi năm do các bệnh như dịch tả, thương hàn, bại liệt hoặc tiêu chảy, trong đó có liên quan tới mầm bệnh trong nước, UNEP nhấn mạnh.

Lên đến 164 triệu người ở châu Phi, 134 triệu người ở châu Á và 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Việc xây dựng thêm cống là không đủ để ngăn ngừa nhiễm trùng và tử vong, nên cần thêm các giải pháp để xử lý nước thải, UNEP nhận định.

Ô nhiễm hữu cơ có thể khiến nước hoàn toàn bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến 1 trên 7km chiều dài các con sông ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, đe dọa nguồn thủy sản nước ngọt. Độ mặn nặng và trung bình, gây ra bởi việc xử lý nước mặn từ các mỏ, hệ thống thủy lợi và nhà cửa ảnh hưởng đến 1 trên 10 con sông ở cả 3 châu lục, khiến những người nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc tưới tiêu cho cây trồng.

Xu hướng ngày càng xấu đi của tình trạng ô nhiễm nguồn nước là "nghiêm trọng", ông Borchardt khẳng định, đồng thời nói rằng: "Chúng ta sẽ tốn nhiều tiền hơn để làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm, so với việc thực hiện công tác quản lý phù hợp, bao gồm cả việc phòng ngừa ô nhiễm. Các công cụ là có sẵn, nhưng thách thức là việc thực hiện chúng".

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & PressTV)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Liên Hiệp Quốc: Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này

Hôm qua (20/11), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hàng năm, trong đó cảnh báo rằng các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các quốc gia hiện tại đang khiến Trái đất rơi vào tình trạng nóng lên vượt xa các giới hạn chủ chốt, với nguy cơ nhiệt độ có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này. Từ đó, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia G20 tăng cường cắt giảm khí thải.

Liên Hiệp Quốc Trái đất có thể nóng lên tới 2,9°C vào cuối thế kỷ này
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP):
Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày hôm nay (23/9) dẫn lời bà Inger Andersen, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cảnh báo, với việc sản xuất nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới và gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng lớn, nhân loại không thể chỉ tái chế nhựa để thoát khỏi tình trạng này; đồng thời kêu gọi việc tái cân nhắc một cách tổng thể về cách sử dụng nhựa.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ
UNEP: Cần thêm kinh phí để thích ứng với khí hậu khi rủi ro ngày càng tăng

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố trước thềm Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc COP27-sự kiện sẽ khai mạc vào ngày 6/11 tại Ai Cập, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) nhấn mạnh rằng các quốc gia cần khẩn trương đẩy mạnh hành động để thích ứng với các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, vì những nỗ lực hiện nay là quá ít và quá chậm.

UNEP Cần thêm kinh phí để thích ứng với khí hậu khi rủi ro ngày càng tăng
Return to top