ClockThứ Hai, 25/03/2019 17:13

Hơn 4.000 tỷ đồng di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành

TTH.VN - Tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII diễn ra chiều 25/3, HĐND tỉnh thống nhất thông qua Nghị quyết Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành (giai đoạn 1 Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành).

HĐND tỉnh rà soát nội dung chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2Đem hết tâm sức gánh vác trọng trách với mong muốn người dân có cuộc sống sung túc hơn; xã hội yên bình hơn; chính quyền thân thiện hơnÔng Phan Ngọc Thọ được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ.

HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết

Cần 4.097 tỷ đồng di dời hơn 4.200 hộ dân

UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng 2.735 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, xây dựng khu tái định cư 1.362 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và vốn vay Kho Bạc Nhà nước. Đề án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2019-2021) hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi di tích Kinh thành gồm tường thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến Phòng lộ với 2.938 hộ (kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 946 tỷ đồng; giai đoạn 2 (2022-2025) hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định cư phạm vi các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài với 1.263hộ (Kinh phí giải phóng mặt bằng 855 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 416 tỷ đồng).

Khu vực 1 di tích Kinh thành Huế cần được di dời

Mục đích chính của đề án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện các cơ quan chức năng đang tích cực khởi động và tiến hành xây dựng các khu tái định cư (9,88ha ở Hương Sơ, TP. Huế), giải phóng mặt bằng... Tuy nhiên, qua thẩm tra của HĐND tỉnh, tiến độ thực hiện hai dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 1 và khu vực 2) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Huế làm chủ đầu tư cho thấy, các dự án này đang chậm tiến độ so với kế hoạch, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của Đề án. Do đó, song song với quá trình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để dự án được triển khai thuận lợi, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, tạo quỹ đất bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng, phải di dời khi Đề án triển khai giải tỏa đồng loạt.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu (bìa trái) và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (bìa phải) chúc mừng các tân ủy viên UBND tỉnh

Phải trồng rừng thay thế khi thu hồi đất rừng

Theo phương án chuyển loại rừng các địa phương, đơn vị do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua và ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển loại rừng. Theo đó, HĐND tỉnh thống nhất chuyển gần 948ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch đất rừng sản xuất (Phú Vang, Phong Điền, Hương Trà); đồng thời, chuyển gần 140ha diện tích đất rừng sản xuất chuyển sang quy hoạch đất rừng phòng hộ (Phú Lộc). Ngoài ra, HĐND tỉnh cũng quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 97ha rừng trồng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện 16 công trình, dự án đang triển khai. HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có phương án trồng rừng thay thế khi thu đất.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định, các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua đã kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện. “Để thực hiện tốt các quyết sách HĐND tỉnh đã quyết định, ngay sau kỳ họp, tôi đề nghị UBND tỉnh nhanh chóng ban hành các quyết định cụ thể hóa các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua để triển khai thực hiện. Đề nghị Thường trực, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Mặt trân Tổ quốc các cấp tăng cường các hoạt động giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, để các nghị quyết này sớm đi vào cuộc sống”- Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh. 

Cũng tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã bầu bổ sung ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016- 2021 đối với các ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao. Đồng thời, miễn nhiệm ủy viên UBND tỉnh đối với nguyên Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao Phan Tiến Dũng, đã nghỉ hưu theo chế độ; miễn nhiệm chức danh Chánh Văn phòng HĐND tỉnh đối với ông Hoàng Khánh Hùng vừa được điều động, bổ nhiệm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Trồng rừng theo hướng đa mục tiêu

Tại lễ Tết trồng cây năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, hoạt động trồng cây, gây rừng là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Trồng rừng theo hướng đa mục tiêu

TIN MỚI

Return to top