ClockThứ Sáu, 22/02/2019 10:47

Hơn 4.000 tỷ đồng di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

TTH.VN - Theo đề án vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 22/2 về di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, sẽ có khoảng 4.201 hộ dân phải di dời, với tổng mức đầu tư khoảng 4.097 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thăm người dân sống ở Thượng ThànhThượng thành, ngày cuối nămDành những gì tốt đẹp nhất cho bà con vùng di dời Kinh thành HuếHoàn thành tái định cư hơn 520 hộ dân khu vực Thượng thành trong năm 2019Cử tri quan tâm đến việc giải toả Thượng thành và di dời Trường THCS Nguyễn DuCử tri quan tâm đến việc di dời khu vực Thượng Thành và hạ tầng giao thông đô thị

Nhà cửa xây dựng tại khu vực thượng thành cần di dời, giải tỏa

Đề án thực hiện nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, từ năm 2019-2021 (giai đoạn 1) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực di tích Kinh thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ).

Từ năm 2022-2025 (giai đoạn 2) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực các di tích: Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 04 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ).

Đề án đã đưa ra phương án hỗ trợ sinh kế cho người dân sau di dời. Trong đó nêu rõ về chính sách hỗ trợ: Khi đến khu tái định cư tạo điều kiện cho các lao động đủ điều kiện vào làm việc tại khu công nghiệp cụm làng nghề tại phường An Hòa TP. Huế. UBND tỉnh sẽ có những chính sách xã hội để cho các hộ gia đình được vay vốn ưu đãi, phát triển thương mại, dịch vụ, tạo công ăn việc làm bằng các ngành nghề thủ công truyền thống mà các hộ gia đình hiện đang làm và các ngành nghề thủ công truyền thống địa phương có thế mạnh...

Đề án cũng đưa ra phương án phát huy giá trị di tích sau khi di dời dân cư, đó là, sau khi di dời dân cư triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, phục hồi và tôn tạo các yếu tố gốc của công trình di tích trên cơ sở các hồ sơ, tư liệu lịch sử. Để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di tích, thực hiện các giải pháp khai thác với sự tham gia của cộng đồng và nguồn lực xã hội hóa.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

TIN MỚI

Return to top