Thế giới Thế giới
Hơn 4 tỷ người trên thế giới sống thiếu nước ngọt
Tình trạng thiếu nước ngọt trên thế giới nghiêm trọng hơn nhiều so với nhiều người nghĩ.. Hơn 4 tỷ người không có đủ nước ngọt cho nhu cầu cơ bản.
Các nhà khoa học Hà Lan mới đây cảnh báo rằng, gần hai phần ba dân số thế giới đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt và thực trạng này đáng lo ngại hơn những cảnh báo trước đó.
Một bài báo đăng mới đây trên tạp chí “Những tiến bộ Khoa học ngày nay” của Mỹ, hai nhà khoa học từ Đại học Twente ở Hà Lan cho thấy, hơn 4 tỷ người trên toàn cầu đang không có đủ nước ngọt để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, khi ít nhất một tháng trong năm bị thiếu nước ngọt.
Theo giáo sư Argjen Hoekstra, có khoảng 500 triệu người sống trong những khu vực mà lượng nước tiêu thụ nhiều gấp đôi con số nhận được thông qua lượng mưa trong cả năm và các hồ chứa nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Và vấn đề về nguồn nước có xu hướng xấu đi khi dân số thế giới lại đang tăng vọt.
![]() |
(Nguồn: Treehugger). |
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người dân thường xuyên chịu cảnh thiếu nước ngọt nhiều nhất là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tại đây cũng chứng kiến ngày càng gia tăng lượng lớn diện tích đất bị hoang hóa do hạn hán kinh niên. Sự thiếu hụt nước cũng xảy ra ở Mexico, Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông và miền Tây nước Mỹ. Theo giáo sư Hoekstra, nhìn trên bản đồ vệ tinh thấy rằng, mảng vùng thiếu nước ngọt đang lan rộng. Nếu như tính toán trước đây, thế giới có khoảng 1,7 đến 3 tỷ người thiếu nước ngọt thì nay con số này đã tăng lên trên 4 tỷ người.
Các nhà khoa học hi vọng rằng nghiên cứu trên không chỉ là lời cảnh báo mà sẽ dẫn tới hành động sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách bền vững thông qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt của con người.
Theo nhà khoa học Hoekstra nghiên cứu này còn tạo ra một cơ sở cho các hoạch định chính sách mới: “Các chính phủ cần phải thiết lập những biện pháp nhằm tiết kiệm nguồn nước ngọt. Chẳng hạn như đưa ra một mức tiêu thụ nước nhất định trong mỗi tháng để người dân không được phép sử dung nhiều hơn so với những vòi nước có sẵn, đặc biệt tại những khu vực khan hiếm nước sạch. Ngoài ra, người dân cần phải nhận thức và hiểu biết rõ về việc bao nhiêu nước mà họ sử dụng cho tất cả mọi thứ họ tiêu thụ”.
Các nhà khoa học Hà Lan cũng kêu gọi chính phủ các nước đầu tư và có sự quản lý về phân bổ tài nguyên nước một cách khôn ngoan hơn. Bởi điều này sẽ là chìa khóa trong việc làm giảm các mối đe dọa của sự khan hiếm nước về đa dạng sinh học và bảo vệ con người./.
Theo VOV
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”