ClockThứ Bảy, 11/05/2019 06:43

Hơn 41 triệu người phải di dời nội bộ do xung đột

TTH.VN - Tờ Reuters ngày 10/5 cho hay, một con số kỷ lục 41,3 triệu người phải di dời ngay trong quốc gia của họ hồi năm ngoái, do xung đột và bạo lực, với 2/3 trong số đó được báo cáo chỉ ở 10 quốc gia bao gồm Syria, Colombia và Somalia.

LHQ: Khủng hoảng nhân đạo ở Yemen vẫn tồi tệ nhất thế giới104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họaUNICEF kêu gọi bảo vệ 30 triệu trẻ em di dời nhân Ngày tị nạn thế giới

Xung đột và bạo lực đã khiến 41,3 triệu người phải di dời nội bộ hồi năm ngoái. Ảnh: Wikimedia

Sự gia tăng về số người di dời nội bộ (IDPs) cao hơn 1 triệu người so với năm 2017. Điều này cho thấy rằng, có nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu kéo dài hơn, bà Alexandra Bilak, Giám đốc Trung tâm Giám sát Di tản (IDMC) có trụ sở tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ cho biết.

Số người phải di dời ngay trong biên giới của chính họ vượt xa những người di dời sang qua các quốc gia khác, với 25,4 triệu người tị nạn và 3,1 triệu người xin tị nạn trên toàn thế giới vào năm 2017, theo Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR).

Không giống như những người tị nạn hay người xin tị nạn chờ đợi quyết định về tình trạng tị nạn của họ, những người di dời nội bộ không thể yêu cầu sự bảo vệ quốc tế và thường ít được tiếp cận hơn với viện trợ và chăm sóc y tế.

Cũng theo IDMC, các cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo, và những căng thẳng leo thang ở Ethiopia, Cameroon và Nigeria đã dẫn đến phần lớn số lượng 10,8 triệu cuộc di tản mới trong năm 2018, liên quan đến xung đột và bạo lực.

Ngoài ra, các thảm họa, phần lớn là những sự kiện thời tiết cực đoan như lốc xoáy và lũ lụt đã buộc 17,2 triệu người phải rời khỏi nhà trong năm 2018, chủ yếu ở Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù việc di dời này thường là ngắn hạn, IDMC cho biết thêm.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhấn mạnh, nhiệt độ trên toàn thế giới đang trên đường tăng thêm 3-5 độ C đến năm 2100, vượt xa mục tiêu toàn cầu là hạn chế mức tăng xuống 2 độ C hoặc thấp hơn.

Điều đó đang làm gia tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt, cũng như làm cho tình trạng đói, nghèo và thiếu nước ngày càng trầm trọng, các nhà khoa học lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột Israel-Hamas: Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza diễn ra từ tháng 10/2023 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cộng đồng người Việt, đồng thời khiến công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel gặp rất nhiều thách thức và khó khăn.

Xung đột Israel-Hamas Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi
WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (15/1) đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp khoản tài trợ 1,5 tỷ USD để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 87 triệu người trong năm nay đang bị ảnh hưởng bởi 41 cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên toàn cầu, bao gồm cả lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Ukraine, Sudan, Syria và khu vực Sừng châu Phi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng
Return to top