Thế giới

Hơn 50 quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19

ClockThứ Sáu, 01/01/2021 15:17
TTH.VN - Khoảng 50 quốc gia trên thế giới hiện đã bắt đầu tiêm vắc-xin phòng bệnh COVID-19 cho người dân của mình, chỉ một năm sau khi Trung Quốc có cảnh báo đầu tiên báo hiệu dịch bắt đầu.

EU triển khai chiến dịch tiêm chủng để chống lại dịch bệnh COVID-19New Zealand đặt mục tiêu tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân sốPháp sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngay tuần sauUNESCO: Cần đưa giáo viên vào diện ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19Mỹ sẽ tiêm vaccine Covid-19 trong 24 giờ tới

Vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm Trung Quốc đã được nhiều nước triển khai sử dụng. Ảnh minh họa: VietnamPlus

Trung Quốc, nơi đại dịch lần đầu tiên xuất hiện, cũng là nước đầu tiên bắt đầu tiêm vắc-xin trong mùa hè, mà không cần đợi vắc-xin được chính thức cấp phép. Cho đến nay, gần 5 triệu người Trung Quốc đã được chủng ngừa.

Nga là nước tiếp theo, vào ngày 5/12, đã triển khai tiêm chủng cho những người được coi là có nguy cơ cao với vắc-xin Sputnik V. Vắc-xin này cũng đã được phê duyệt ở Belarus và Argentina, và 2 nước này đã khởi động chiến dịch tiêm chủng vào thứ Ba. Sau đó, Algeria sẽ tiếp nối các nước này vào tháng Giêng.

Nước Anh dẫn đầu thế giới phương Tây trong việc cấp phép đối với vắc-xin do liên minh dược phẩm Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech sản xuất. Chiến dịch tiêm chủng của nước này bắt đầu vào ngày 8/12 và đến ngày 27/12, gần 950.000 người đã nhận được các mũi tiêm, theo số liệu chính thức được công bố hôm thứ Năm.

Canada và Mỹ bắt đầu tiêm chủng vào ngày 14/12 và đến nay, 2,8 triệu người Mỹ đã được chủng ngừa, Thụy Sĩ vào ngày 23/12, Serbia vào ngày 24/12, phần lớn các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là vào ngày 27/12. Tất cả nước này đều đang sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech. Trong 27 quốc gia thuộc EU, Đức cho đến nay đã tiêm nhiều vắc-xin nhất, với hơn 130.000 mũi tiêm trong 5 ngày.

Ở Trung Đông, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tiên phong phát động chiến dịch tiêm chủng với vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc, vào ngày 14/12 tại thủ đô Abu Dhabi. Dubai bắt đầu tiêm chủng vào ngày 23/12, sử dụng các liều Pfizer-BioNTech.

Arab Saudi và Bahrain phát động chiến dịch của họ vào ngày 17/12, Israel triển khai 2 ngày sau đó, Qatar vào ngày 23/12, Kuwait ngày 24/12 và Oman vào ngày 27/12. Tất cả đều đang sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech, ngoại trừ Bahrain sử dụng Sinopharm của Trung Quốc. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khởi động đợt tiêm chủng vào giữa tháng Giêng với Sinovac của Trung Quốc.

Ở Mỹ Latinh, Mexico, Chile và Costa Rica là những nước đầu tiên triển khai vào ngày 24/12, với vắc-xin Pfizer-BioNTech. Ở châu Á, Singapore đã khởi động chiến dịch của mình vào thứ Tư (29/12) với cùng một loại vắc xin Pfizer-BioNTech.

Tuy nhiên, các quốc gia khác trên lục địa châu Á đã quyết định thời gian triển khai của mình: Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng vào quý đầu I năm 2021, Philippines và Pakistan vào quý II, trong khi Afghanistan và Thái Lan dự kiến ​​bắt đầu vào giữa năm 2021.

Ở châu Phi cận Sahara và châu Đại Dương, việc tiêm chủng vẫn chưa thành công. Nhưng ở Tây Phi, Guinea tuần này đã sử dụng một vài liều Sputnik V đầu tiên của Nga trên cơ sở thử nghiệm.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Asean Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top