ClockChủ Nhật, 21/03/2021 13:24

Hơn cả kỹ năng

TTH - Cô con gái dùng bút bi ghi tên mình lên bảng tên, rồi lóng ngóng tìm cách khâu nó lên ngực áo. Vì mẹ đã nói đó là một việc quá đơn giản, ai cũng có thể làm được nên cuối cùng, sau một cái tặc lưỡi, cô quyết định kệ thô vụng. Mãi sau này, khi đã trở thành sinh viên năm nhất, cô kể hôm đó, lũ bạn đã chụp ảnh rồi tag tên cô trên facebook. “Con ngượng chết luôn. Cứ tưởng không ai để ý, ai dè…!”.

Học nữ công gia chánh để giữ nét đẹp văn hóa Huế

Không phải là một điều quá lớn lao trong học cách thay đổi bản thân, nhưng chắc chắn nhiều điều rất nhỏ khác, như đường kim mũi chỉ, như nếp ăn nét ở, như biết cách quan tâm đến người khác từ những điều rất nhỏ… là những điều các nữ sinh phải để ý, để tâm. Cũng vẫn là rất hay, nếu các nam sinh cũng biết những kỹ năng cơ bản này để một lúc nào đó, có thể ứng dụng được nó trong những hoàn cảnh cụ thể.

Tôi đề cập đến chuyện này là vì, đã có rất nhiều cách nghĩ khác nhau về việc nữ sinh có nhất thiết phải biết may vá, thêu thùa, biết nấu nướng và những kỹ năng khác… khi cuộc sống đã mở ra những biên độ mới mẻ hơn và không có sự phân biệt nào về giới. Người phụ nữ sẽ rất mạnh mẽ khi tham gia vào những lĩnh vực vốn được xem là của nam giới, và thật ra, họ chẳng khác gì nam giới khi “đứng chân” trong những lĩnh vực đó. Thậm chí, không ít người còn giỏi hơn, hiệu năng công việc cao hơn. Nhưng chắc chắn, sẽ thêm một “quyền lực mềm” khi người phụ nữ nghiêng người bên một món đồ thêu dở, chuẩn bị những bữa ăn giản dị nhưng ngon và tươm tất. Thêm bao điều cuốn hút khi đối diện là một giọng nói dịu dàng, mạch lạc, một sự thu vén nhẹ nhàng mà khéo léo…

Thật ra, có những điều dung dị như vậy đã ít nhiều phai đi, trong dòng chảy nhanh hơn, đa diện hơn của cuộc sống. Có lẽ vì chúng ta trở nên dễ dãi hơn, vội vã hơn. Dễ dãi ngay cả ở vùng đất được mệnh danh là vùng đất văn hóa, khi có những bạn quên mất tiếng dạ, tiếng thưa; chưa mặn mà với những bài học sinh động về cách chế biến các món ăn ngon, đẹp và đánh rơi luôn phong thái nền nã từ những thế hệ đi trước; trở nên hiện đại hơn, nhưng có vẻ cũng hời hợt hơn… ?

Có một thời gian thật dài, môn nữ công gia chánh trong trường học chừng như ít được các bạn nhỏ lựa chọn. Thật ra, nếu được duy trì, có lẽ đó sẽ là một môn học thú vị và có hiệu ích rất nhiều trong việc giảm stress học đường. Vì thế, tôi đã thấy thật vui khi môn học nữ công gia chánh sẽ được phục hồi, trước mắt là phục hồi thí điểm tại Trường THPT Hai Bà Trưng từ năm học này. Vui, vì bắt đầu từ môn học dễ thương, giúp “thể dục” tinh thần mà còn chuẩn bị cho học trò những kỹ năng cơ bản về màu, về mùi, về vị và ít nhất, là những món ăn, thực đơn cơ bản. Từ đó, nuôi dưỡng sự tìm tòi, khám phá về ẩm thực và truyền thống ẩm thực Huế, văn hóa Huế và văn hóa ẩm thực Việt.

Hơn cả kỹ năng, đó cũng là cách giữ nét và giữ nếp văn hóa dài lâu…

AN NGUYỄN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Hãy trả lại sự lành lặn cho ngôi trường hồng

Nép mình bên dòng Hương thơ mộng là ngôi trường hồng mang tên Trường trung học phổ thông ̣(THPT) Hai Bà Trưng. Đây là một trong những ngôi trường lớn, có lịch sử lâu đời ở miền Trung và cả nước. Trường do vua Khải định đặt viên đá đầu tiên xây dựng vào ngày 15 tháng 7 năm 1917 và đặt tên là Đồng Khánh (Hoàng khảo của vua Khải Định).

Hãy trả lại sự lành lặn cho ngôi trường hồng
Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế

Bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.

Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế
Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế

Cuối năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ra mắt cuốn sách “Văn hóa Huế - Nhận diện các giá trị và hướng phát triển” (Nxb Đại học Huế, ấn hành tháng 11/2023). Sách dày 430 trang, với 36 công trình nghiên cứu của 36 tác giả, nhóm tác giả. Theo lời giới thiệu, đây là cuốn sách tập hợp các tham luận từ hai cuộc hội thảo do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức: “Văn hóa Huế - Nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển” (năm 2020) và “Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế” (năm 2019).

Nhiều ý kiến hay từ một cuốn sách về văn hóa Huế
Return to top