ClockThứ Tư, 24/06/2015 16:16

Hợp tác

TTH - Ở làng Chuồn, xã Phú An, huyện Phú Vang có một cách hợp tác rất hay trong chăn nuôi. Những người nuôi trâu tự nguyện bàn bạc với nhau hợp tác trong cách tính công chăn dắt. Mỗi nhà nuôi chừng năm bảy con trâu. Trước đây ai lo phần đó. Ví như có 3 người nuôi thì đều đặn ngày nào cũng có 3 người chăn dắt. Bây giờ họ không làm thế, họ phân mỗi ngày một người chăn dắt. Tính ra số công, mỗi người được lợi 2 công trong chu kỳ 3 ngày. Nếu tính tỷ lệ phần trăm thì họ tiết kiệm hơn 60% thời gian. Nếu tính con số tuyệt đối bằng tiền so với ngày công lao động hiện tại thì họ đã có thu nhập thêm từ 300 - 400 ngàn đồng.

Ở Thủy Phương (huyện Hương Thủy) những người chăn nuôi bò cũng có một cách hợp tác như vậy. Tùy theo điều kiện, ba bốn gia đình cùng hợp tác với nhau trong chăn dắt.

Xét ở khía cạnh kinh tế, việc hợp tác rõ ràng đưa lại cái lợi rất lớn. Nhưng xét ở khía cạnh đời sống tinh thần, việc hợp tác cũng đưa lại những giá trị không nhỏ. Đã hợp tác tự nguyện, tin cậy, nếu bạn bè với nhau sẽ tạo ra một niềm tinh bền vững. Tùy theo mối quan hệ mà nó tạo ra, chẳng hạn như bà con thân thuộc, láng giềng gắn bó…
Xét ở khía cạnh quản lý, hợp tác là cái nấc đầu tiên cho quá trình chuyên môn hóa. Trước đây ba người ngày nào cũng đi chăn trâu. Bây giờ nếu hợp tác một người rảnh được hai ngày. Trong hai ngày đó họ có thể đi làm việc khác. Ví dụ người có đất thì trồng rau, chăn nuôi. Người có nghề thì đi làm nghề. Dần dà họ sẽ phát hiện ra việc gì làm có hiệu quả hơn. Rất có thể, ví dụ đi làm nghề hiệu quả hơn chăn nuôi, họ sẽ chuyển hẳn đi làm nghề. Và đến lượt mình, người không chuyển được sẽ chuyển hẳn sang chăn nuôi qui mô lớn hơn.
Ở các nước phát triển, trong nông nghiệp, nhờ chuyên môn hóa cao, tự động hóa cao nên một người nông dân sản phẩm làm ra có thể nuôi sống được cả trăm người.
Trước đây, chúng ta thường hay đề cập đến việc hợp tác, nhưng nay thì ít nghe nói đến. Không biết việc hợp tác của người dân đã âm thầm diễn ra đến mức tốt rồi, chúng ta không cần quan tâm nữa. Hay là đã quên việc hợp tác, ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong sản xuất lúa, sau nhiều động thái như “Dồn điền đổi thửa”, “Cánh đồng mẫu lớn”, theo những gì tôi biết được, việc hợp tác trong sản xuất lúa vẫn chưa diễn ra. Mỗi hộ gia đình ở nông thôn vẫn làm vài sao lúa. Hiện nay, việc cơ giới hóa đã đưa vào đồng ruộng ở hầu hết các khâu nên rất thuận lợi cho việc giải phóng sức lao động. Nếu các hộ gia đình, ít nhất là làm ruộng ở cạnh nhau, có thể hợp tác với nhau về công chăm sóc, công gặt… thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhân công.
Để người nông dân tự hợp tác với nhau có khi là rất khó nên rất cần vai trò của hệ thống chính trị. Ở tỉnh có nhiều đơn vị có thể nghiên cứu thể hiện vai trò này như: Liên minh hợp tác xã, Liên minh hội khoa học kỹ thuật… Ở xã huyện thì có rất nhiều đoàn thể như nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh. Chúng ta có nhiều hội đoàn nhưng làm cái gì cụ thể cho nông dân thì chưa rõ.
Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top