Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới
TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2018 - 2019” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ.
- » Nhân lực y tế cho 5 chuyên ngành hiếm ở ĐBSCL đang thiếu trầm trọng
- » Bộ Y tế cảnh báo việc lạm dụng khám chữa bệnh bằng thiết bị xã hội hóa
- » Lúng túng trong việc triển khai y tế tại cộng đồng
- » Bộ trưởng Kim Tiến giải trình việc chi quỹ bảo hiểm y tế tăng vọt
- » Hơn 500 cán bộ y tế tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
Mục tiêu dài hạn của Chương trình là góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết có hiệu quả các vấn đề ưu tiên của hệ thống y tế và thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2016 - 2025”.
Kết quả của Chương trình là tăng cường pháp chế và nhân lực, tài chính y tế, dược phẩm và các sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ y tế nhằm đạt được mục đích giảm chi tiêu từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi y tế và tăng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ.
Đồng thời tăng cường năng lực cốt lõi thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) và sẵn sàng ứng phó với tình huống y tế công cộng khẩn cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ của WHO cho Việt Nam góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm, bao gồm HIV/AIDS và viêm gan, lao phổi, sốt rét và các bệnh do véc-tơ khác, các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin cũng như các bệnh không lây.
Cơ quan chủ quản của Chương trình là Bộ Y tế. Thời gian thực hiện từ 2018 - 2019.
Vốn ODA không hoàn lại của Chương trình là 21.104.164 USD, trong đó vốn có sẵn là 11.923.015 USD, vốn sẽ vận động là 9.181.149 USD. Vốn đối ứng tiền mặt là 6,5 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế thực hiện rà soát, đảm bảo việc thực hiện Chương trình không trùng lặp với các dự án sử dụng vốn nước ngoài và vốn ngân sách nhà nước khác; phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Chương trình theo đúng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ODA.
Theo VPCP
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo