ClockThứ Năm, 07/04/2016 14:01

HSBC: Quá trình tăng lãi suất đang bị … chậm lại

Theo đánh giá của HSBC, quá trình tăng lãi suất của NHNN nhiều khả năng sẽ bị hoãn lại đến quý III/2017, nguyên nhân là do triển vọng tăng trưởng suy yếu cùng với quỹ đạo giá năng lượng ổn định, đồng nghĩa với lạm phát sẽ vẫn duy trì ở mức thấp trong năm 2016.

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo triển vọng Kinh tế Việt Nam tháng 4/2016 với tiêu đề "Cơ hội trong những thách thức". Trong đó, HSBC hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của năm 2016 từ 6,7% xuống còn 6,3% và năm 2017 từ 6,8% xuống 6,6%. Bởi theo đánh giá của đơn vị này, mức tăng trưởng quý I/2016 đạt 5,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều kỳ vọng trước đây và các biện pháp thắt chặt hành chính vừa được đề xuất sẽ kiềm chế tăng trưởng tín dụng, dẫn đến lượng đầu tư bị hạn chế so với năm 2015.


Nhiều ngân hàng đua tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây (ảnh minh hoạ).

Theo đó, quá trình tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng sẽ bị hoãn lại đến quý III/2017, nguyên nhân là do triển vọng tăng trưởng suy yếu cùng với quỹ đạo giá năng lượng ổn định đồng nghĩa với lạm phát sẽ vẫn duy trì ở mức thấp trong năm 2016.

“Vì vậy, chúng tôi đã lùi thời điểm dự báo tăng mức lãi suất thêm 12 tháng, tức là vào quý III/2017. Do đó, cơ hội nới lỏng tiền tệ khá hạn chế bởi vì áp lực lên những cân bằng bên ngoài của Việt Nam và nguy cơ lạm phát cao hơn vào năm 2017”, nhóm nghiên cứu HSBC nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chậm lại là tín hiệu tích cực cho tài khoản vãng lai. Theo HSBC, triển vọng về nhu cầu nội địa ổn định hơn cũng ẩn ý thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2016 và 2017 sẽ được thu hẹp lại. Cùng với nguồn FDI thu vào mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có khả năng chậm lại sẽ giúp giữ cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong năm 2016 tiếp tục thặng dư, tạo điều kiện cho NHNN tăng cường nguồn dự trữ ngoại hối đang thật sự cần thiết.

“Tăng trưởng có khả năng chậm lại nhưng trong những dự báo mới nhất, chúng tôi vẫn xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực. Cách thức xây dựng chính sách thận trọng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được đền đáp xứng đáng vì điều đó đảm bảo một quá trình khôi phục nền kinh tế bền vững hơn”.

Cũng theo HSBC, với tăng trưởng năm 2015 cán mốc 6,6% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực trong năm vừa qua. Nhóm nghiên cứu hy vọng mức tăng trưởng nổi bật này sẽ được duy trì trong tương lai gần, “nhưng những số liệu thu thập được gần đây đã buộc chúng tôi phải thận trọng hơn với các dự báo”.

Tại bản báo cáo này, nhóm nghiên cứu còn đề cập tới hoạt động của các nhóm ngành chính sụt giảm do tác động của El Nino khiến tăng trưởng trong quý I/2016 giảm xuống mức 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 chỉ đạt 5,6% so với cùng kỳ, yếu hơn mức dự đoán của chúng tôi và các chuyên gia kinh tế khác. Tuần tự, mức tang trưởng giảm còn 0,9% so với cùng kỳ quý trước, thấp nhất từ quý IV/2008. Nguyên nhân chủ yếu cho sự sụt giảm này là do sản lượng các ngành chính suy giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất ghi nhận được trong những năm gần đây và phản ánh tác động của El Nino liên quan đếngián đoạn nguồn cung.

Dữ liệu của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, tăng trưởng trong ngành bất động sản và dịch vụ tài chính cũng không có dấu hiệu cải thiện đáng kể. Trong tháng 2, NHNN ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 36, đặt thêm nhiều điều luật mới nhằm củng cố quá trình quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay. Những đề xuất sửa đổi bao gồm giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ 60% xuống 40%, NHNN cũng sẽ nâng hệ số rủi ro tín dụng của các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán từ 150% lên 250%.

“Các biện pháp thắt chặt hành chính sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng quá mức và dẫn đến hiện tượng đầu tư dè dặt như năm 2015. Do đó chúng tôi đã hạ dự báo nhu cầu nội địa trong thời gian tới và giảm mức dự báo tăng trưởng GDP từ 6,8% trước đây xuống còn 6,6% so với cùng kỳ năm trước”, HSBC cho biết.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế 2023, dự báo 2024:
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió đối với kinh tế thế giới. Trong khi đại dịch vẫn đang để lại hậu quả nặng nề, một loạt thách thức mới lại xuất hiện, bao gồm các cuộc xung đột địa chính trị, xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn, tăng trưởng giảm tốc…

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế
Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Nhật Bản sáng nay (21/12) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tài chính hiện tại so với ước tính trước đó, do nhu cầu bên ngoài có thể sẽ bù đắp nhiều hơn cho mức tiêu dùng nội địa yếu kém, Văn phòng Nội các cho biết.

Chính phủ Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế
S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

S&P Global chỉ ra rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sang Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến tăng trưởng trong 3 năm tới, dẫn đàu tăng trưởng trong khu vực.

S P Global Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới
Return to top