ClockThứ Hai, 18/05/2020 14:10

HTX lâm nghiệp bền vững: Hướng đi trong phát triển kinh tế

TTH - “Việc thành lập HTX Lâm nghiệp bền vững Hương Phong (xã Hương Phong, huyện A Lưới) là một trong những hướng đi trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao của địa phương”, bà Nguyễn Thị Hải Thúy, Chủ tịch UBND xã Hương Phong đánh giá.

Kinh tế hợp tác xã: Những gam màu sáng, tốiThành lập hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Hồng TiếnTháo gỡ những khó khăn cho các HTX Lâm nghiệp bền vững

Đo độ ẩm của ván

Gần trưa, cái nắng mỗi lúc càng thêm gay gắt, nhưng không khí làm việc tại HTX vẫn khẩn trương.

Ông Nguyễn Văn Cường (thành viên sáng lập) và các thành viên hối hả chuyển số lượng ván vừa bóc ra phơi cho được nắng. 

“Hiện tất cả các khâu sản xuất đều do các thành viên HTX trực tiếp đảm nhiệm. Công việc hiệu quả, chất lượng sản phẩm tốt đồng nghĩa đảm bảo được uy tín của HTX và thu nhập của mỗi thành viên. Vậy nên chúng tôi ai nấy đều chung lòng, chung sức để phát triển sản xuất”, ông Nguyễn Văn Cường bày tỏ.

Theo ông Đoàn Thanh Bình, Phó Giám đốc HTX Lâm nghiệp bền vững Hương Phong, nhiều năm qua, keo, tràm của người dân trên địa bàn khi đến “tuổi” thu hoạch, đều “mạnh ai nấy bán”, với hình thức thương lái thu mua toàn bộ. Tùy thuộc vị trí rừng, nếu gần đường lớn, thuận lợi cho việc khai thác, chuyên chở, giá bán “được” hơn. Những rừng keo, tràm ở vị trí không thuận lợi, thường bị ép giá, người nông dân thường ở thế bị động.

“Liên kết, thu mua gỗ keo, tràm, và chế biến ngay trên địa bàn, khi không phải chịu chi phí vận chuyển thì tiền “vào túi” người trồng sẽ cao hơn. Toàn bộ nguyên liệu từ cây keo, tràm sẽ được tận dụng hết để chế biến ra các loại sản phẩm. Thành lập HTX chính là hướng đi bền vững, bởi sản xuất mang tính quy mô, sản phẩm đa dạng, tận dụng hết giá trị của nguồn nguyên liệu...”, ông Đoàn Thanh Bình chia sẻ.

Với những trăn trở, tính toán của các hộ trồng rừng, chính quyền địa phương các cấp xã, huyện vận động, khuyến khích, hỗ trợ tạo mọi điều kiện. Từ đó, HTX Lâm nghiệp bền vững Hương Phong được thành lập vào tháng 12/2019, ban đầu với 13 thành viên, nay có 18 thành viên. Thành viên HTX là các hộ trồng rừng keo, tràm diện tích từ 2 ha trở lên.

HTX thu mua keo, tràm của các thành viên, sau đó mở rộng thu mua của các hộ trên địa bàn xã, các xã khác để chế biến ra ván các loại A, B, C. Vỏ keo, tràm được xay, ép thành than nén làm chất đốt.

“Chúng tôi đã xuất bán các loại sản phẩm chế biến được cho khách hàng ở thị trường Hà Nội. Ván loại A bán với giá 2,8-3 triệu đồng/m3. Ván loại B giá 1,2-1,5 triệu đồng/m3. Chuyến xuất bán đầu tiên là 60 m3 gỗ thành phẩm, thu lãi tầm 50 triệu đồng”, ông Nguyễn Văn Cường cho biết.

“Lúc trước tôi bán keo cho thương lái, cây đẹp nhưng chỉ bán được với giá từ 35-40 triệu đồng/ha. Nay, HTX thu mua với giá 60 triệu đồng/ha. Lúc trước bán cây keo nguyên cả rừng là xong. Bây giờ HTX chế biến ra nhiều sản phẩm, gỗ keo, tràm được tận dụng làm nguyên liệu hết, chỉ bỏ mỗi lá; thu nhập của các thành viên sẽ cao và ổn định hơn nhiều”, ông Đào Tấn Thành, thành viên HTX bày tỏ.

HTX đã trang bị các loại máy cắt, máy mài, máy bóc vỏ, máy bóc ván. Tuy nhiên, còn cần phải có máy nâng, máy gắp và trạm cân, tổng trị giá khoảng 1 tỷ đồng. HTX đang kêu gọi đầu tư để kiện toàn máy móc, thiết bị, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, đang trong quá trình thỏa thuận, tiến tới ký hợp đồng với một công ty lớn tại Hà Nội để đảm bảo ổn định về đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nhấn mạnh: Với huyện miền núi còn nhiều khó khăn, để thành lập được một HTX đã rất khó, đưa HTX đi vào hoạt động còn khó hơn, vì phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, trang bị máy móc. HTX Lâm nghiệp bền vững Hương Phong thành lập và đi vào hoạt động là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn, là "bước đi" mạnh dạn của chính quyền, người dân, nhất là các thành viên HTX.

"Họ dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư nguồn vốn lớn để mua sắm máy móc, thu mua nguyên liệu, tìm đầu ra cho sản phẩm và bắt tay hoạt động. Trong lúc một số xã khác trên địa bàn huyện, cùng thời điểm cũng thành lập HTX lâm nghiệp, nhưng không hoạt động được, vì chưa mạnh dạn, chưa dám đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng, HTX Lâm nghiệp bền vững Hương Phong ngày càng mở rộng sản xuất, phát triển, không những tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn "truyền cảm hứng" để những địa phương khác trên toàn huyện nỗ lực, cố gắng phát triển mô hình này, chung tay tạo sự chuyển biến trong xây dựng nông thôn mới", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top