ClockThứ Hai, 16/04/2018 12:30

Huấn luyện “vũ khí đặc biệt”

TTH - Chăm sóc, huấn luyện chó nghiệp vụ, tham gia tuần tra cột mốc biên giới và các nhiệm vụ đặc thù là công việc thường ngày của Đội Huấn luyện viên (HLV) và chó nghiệp vụ tổ đội công tác Hồng Thượng thuộc Đồn Biên phòng Nhâm, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh. Các chú chó nghiệp vụ là “vũ khí đặc biệt” nên cách huấn luyện cũng rất đặc biệt.

BĐBP tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2018Lính biên phòng sát cánh bên dânCho phép tàu thuyền đủ điều kiện ra khơi trở lạiBộ Tư lệnh BĐBP hỗ trợ 500 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai.BĐBP tỉnh hưởng ứng chiến dịch “Hãy làm sạch biển”

Thực hiện bài huấn luyện nhảy qua vòng lửa

Hằng ngày, Trung úy Ngô Viết Trung, huấn luyện viên chó nghiệp vụ cùng chú chó Gô Ly (giống Becgie, 4 tuổi) cùng nhau tập luyện, nâng cao kỹ năng, phản xạ theo lịch trong tuần. Trung úy Trung tâm sự, mỗi chú chó gắn bó với HLV từ khi bắt đầu huấn luyện cho đến khi tốt nghiệp và được phân về đơn vị cơ sở công tác. Mỗi chú chó nghiệp vụ không chỉ là một đồng đội mà còn như người anh em ruột thịt trong gia đình.

Điều quan trọng nhất khi huấn luyện chó nghiệp vụ đòi hỏi HLV phải thật sự yêu nghề, biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đặc biệt phải có tình cảm thân thiết với chú chó. Không chỉ sát cánh cùng nhau làm nhiệm vụ, huấn luyện mà ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày, HLV và chú chó luôn đồng hành với nhau, từ chuẩn bị từng bữa ăn cho đến chăm sóc khi chó đau ốm.

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất, Trung úy Trung kể, có lần anh được thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện về nhà nghỉ phép vài hôm. Lúc bàn giao Gô Ly lại cho đồng đội chăm sóc giúp, tình trạng chó vẫn khỏe mạnh, nhưng một ngày sau được tin Gô Ly có biểu hiện lạ, bỏ ăn và ủ rũ. Cứ đinh ninh chó bị ốm nên anh liền tức tốc trở lại đơn vị để chăm sóc. Khi thấy anh trở lại, Gô Ly liền vùng dậy, nhảy chồm lên chào đón người đồng đội thân thiết. Lúc đó cả đội mới ngớ ra chú chó không hề bị bệnh mà bỏ ăn chỉ vì... nhớ chủ.

Trung úy Trần Minh Cường, Đội phó đội HLV và chó nghiệp vụ tổ đội Hồng Thượng thông tin, hiện đội có tổng cộng 9 HLV và 9 chó nghiệp vụ loại chiến đấu, tất cả đều là giống chó Becgie đạt chuẩn, đã qua huấn luyện bài bản, giữ nhiệm vụ truy lùng và bắt giữ các đối tượng vượt biên giới trái phép.

Tùy theo đặc điểm thần kinh của từng chú chó mà thời gian huấn luyện có sự chênh lệch. Trung bình mất 1 – 2 năm huấn luyện để một chú chó nghiệp vụ có điều kiện phản xạ vững chắc. Giáo án và phương thức huấn luyện được xây dựng riêng để phù hợp với địa hình và yêu cầu nhiệm vụ như lùng sục, truy vết, phục kích… trên núi đồi lẫn trên biển.

Sau giai đoạn huấn luyện, chó nghiệp vụ được xây dựng thời gian biểu sinh hoạt và tập luyện nghiêm ngặt theo các chế độ ăn, ngủ và vệ sinh. Mỗi tuần có 2 ngày huấn luyện củng cố, nâng cao kỹ năng phản xạ. Mỗi ngày chó nghiệp vụ được ăn 2 bữa với các khẩu phần như thịt hộp, trứng vịt lộn… với giá tiền 37 nghìn đồng/ngày.

Có muôn vàn khó khăn mà các HLV phải đối diện. Trong đó nguy hiểm nhất khi tham gia huấn luyện, người huấn luyện cũng chính là đối tượng tập luyện cho chó nghiệp vụ và các đồng đội khác. Mỗi lúc như vậy, HLV phải mang bao tay bảo hộ chuyên dụng, trực tiếp đóng giả đối tượng để chó nghiệp vụ lao vào cắn xé. Tuy đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đôi lúc cũng không tránh khỏi bị thương; nhẹ thì bầm tím tay do lực cắn quá mạnh, nếu bất cẩn để cắn không đúng chỗ dẫn đến bị thương còn nguy hiểm hơn.

Mỗi chú chó nghiệp vụ chỉ sát cánh với duy nhất một HLV từ khi bắt đầu huấn luyện cho đến khi già yếu và nghỉ hưu. Điều này rất khó khăn cho chiến sĩ huấn luyện khi phải chia tay đồng đội đã cùng kề vai sát cánh chiến đấu trong một khoảng thời gian dài (từ 8 – 10 năm), nhưng vì nhiệm vụ người lính phải nén cảm xúc lại để bắt đầu một quy trình huấn luyện vất vả và kỳ công khác.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND tỉnh về việc, toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo thời gian qua, công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã thu hồi nhiều loại súng, đầu đạn pháo, CCHT các loại; góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo
Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

Những ngày qua, mặc cho thời tiết nắng nóng, các chiến sĩ dân quân tự vệ (DQTV) năm thứ nhất của huyện Phú Vang vẫn hăng say luyện tập “vượt nắng, thắng mưa”, nỗ lực nắm chắc nội dung từng bài giảng, nâng cao chất lượng thực hành về kỹ thuật, chiến thuật, yếu lĩnh động tác…

Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

TIN MỚI

Return to top