ClockThứ Bảy, 30/01/2021 06:30

Huế đang thay đổi từng ngày

TTH - Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mốc thời gian phấn đấu là đến năm 2025, nếu sớm hơn nữa thì càng tốt.

Đầu tư cho văn hóa di sảnThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếNền tảng quan trọng cho thành phố trực thuộc Trung ương

Đài phun  nước vừa đưa vào hoạt động thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Tính chất của mọi đô thị như thế nào đều được quy chuẩn. Chuẩn của đô thị Trung ương là chuẩn cao trong các “nấc thang” đô thị.

Trong cuộc gặp mặt báo chí vào cuối năm 2020, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, có 3 tiêu chí mà Thừa Thiên Huế khó đạt được, đó là: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách.

Về quy định thì những tiêu chí này quả là Thừa Thiên Huế khó đạt được. Đến năm 2020, về mật độ dân số, Thừa Thiên Huế có khoảng 1 triệu dân. GRDP bình quân đầu người ở vào khoảng 2.170 USD. Thu ngân sách 8.900 tỷ đồng. Trong những năm tới Thừa Thiên Huế phấn đấu mục tiêu tăng trưởng từ 7,4 -8,4%/năm. Nếu đạt được thì đây được cho là mức độ tăng trưởng cao. Song vì miếng bánh kinh tế còn nhỏ nên giá trị tuyệt đối được tạo ra cũng không phải là lớn lắm!

Nhưng Huế là một nơi đặc biệt – đặc biệt cả về những yếu tố mang tính lịch sử; đặc biệt về vị trí địa lý; đặc biệt cả những giá trị văn hóa và cảnh quan thiên nhiên…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Thừa Thiên Huế có những nét rất riêng biệt, rất khác so với nhiều địa phương khác trong cả nước về những giá trị di sản văn hóa; nói đến Huế là nói đến Cố đô, vùng đất rất đặc thù. Con người sâu lắng, trầm tư, ít ồn ào, từ giọng nói đến tính cách…”. Và nhiều nhà chính trị, nhà nghiên cứu văn hóa chẳng có lần đã nói: “Giữ Huế là giữ cho cả nước…” đó sao!

Thế thì phải xây dựng cho Huế một cơ chế đặc thù để phát triển ngang tầm với vị thế của Huế. Và Huế đã thật sự đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành Trung ương trong việc tạo điều kiện, xây dựng cho Huế một cơ chế đặc thù. Trong cuộc gặp mặt với báo chí cuối năm nói trên, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, quy định về cơ chế đặc thù cho Huế đã được trình lên Chính phủ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã vừa có ý kiến về cơ chế, chính sách này đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Mừng cho Huế. Chúng ta tự hào về Huế đã có một quá trình phấn đấu bền bỉ, vừa giữ gìn những giá trị cũ cả về vật thể và phi vật thể và bù đắp những giá trị mới. Kinh tế, du lịch ngày càng phát triển và được du khách, bạn bè trong và ngoài nước ghi nhận. Có những thứ mới nhìn qua đã thấy hết sức khó khăn mà nếu không có một quyết tâm cao từ nội bộ thì khó có thể mà làm được, ví như dự án di dân Thượng Thành để những gì của di tích trả về di tích và tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân… với nguồn kinh phí thực hiện bằng chừng nửa năm thu ngân sách của tỉnh, vậy mà chúng ta làm được. Đề án mở rộng đô thị Huế, với tầm nhìn 2030 -2045 rộng hơn gấp 5 lần Huế hiện tại đã được sự ủng hộ của nhiều ban ngành Trung ương.

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không phải chỉ cái danh, là khát vọng… mà chính là nội hàm phát triển. Từ đây, ngoài nội lực chúng ta còn được tiếp thêm một nguồn “ngoại lực” quan trọng nữa để thúc đẩy nhanh hơn cho sự phát triển. Ngoài sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương cho những công trình lớn, có nhiều nhà đầu tư lớn cũng đã và đang “ nhảy” vào Huế. Nhà đầu tư bao giờ cũng là những người nhạy bén với cơ hội cho nên chúng ta tin rằng, Huế đã có một vị thế khác! Chính ngay bản thân các cấp lãnh đạo và người dân Huế thôi, qua các chương trình, ví như cải cách hành chính, chỉnh trang và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đô thị thông minh… chúng ta cũng đã cảm nhận Huế đang có sự thay đổi hàng ngày.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Hương Thủy đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của tỉnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá như vậy tại hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Thường vụ Thị ủy Hương Thủy tổ chức ngày 12/3.

Hương Thủy đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của tỉnh
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nông dân trong thực hiện Nghị quyết 54

Là nhấn mạnh của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại hội nghị quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 diễn ra ngày 29/2 cho gần 350 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn TX.Hương Thủy.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của nông dân trong thực hiện Nghị quyết 54
Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Return to top