ClockThứ Hai, 10/10/2022 14:27

Hue-S kích hoạt nền tảng thanh toán số bằng Ví điện tử

TTH.VN - Cùng với việc kích hoạt nền tảng thanh toán số bằng Ví điện tử, nhóm phát triển nền tảng đô thị thông minh Hue-S cũng bổ sung cơ chế bảo vệ người dùng thông qua việc thêm chính sách quản lý của nền tảng.

Thừa Thiên Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022HUE-S đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi sốChia sẻ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sốChuyển đổi số tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệpKiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình, chung tay phát triển quốc gia sốChuyển đổi số là động lực phát triển kinh tế - xã hộiTầm nhìn để doanh nghiệp chuyển đổi số

Đẩy mạnh cài đặt ứng dụng Ví điện tử

Lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn người dân cài đặt Ví điện tử 

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (CĐS), thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh, nền tảng Hue-S mới đây đã được tích hợp thành công tiện ích Ví điện tử.

Với tiện ích mới này, hiện người dùng nền tảng Hue-S không cần cài nhiều app mà chỉ cần dùng nền tảng này là có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến của nhiều ngân hàng. Cùng với đó, trên Hue-S cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Về cơ chế bảo vệ người dùng nền tảng Hue-S, ông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, nền tảng số này đã và đang triển khai các chính sách bảo vệ người dùng. Khi triển khai các dịch vụ, tiện ích trên nền tảng, với những vấn đề phát sinh khó xử lý, đội quản lý vận hành sẽ tích cực làm việc với nhà cung cấp giải pháp đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dùng. Đặc biệt, với những người dùng chưa có kỹ năng tốt trong giao dịch điện tử, Hue-S sẽ đóng vai trò hỗ trợ và làm thay nếu người dùng có nhu cầu.

Trong thời gian tới, Sở TT&TT dự định sẽ tích hợp thêm nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu của xã hội để sớm thúc đẩy phát triên kinh tế số trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Để tiếp tục thực hiện đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số tại Nghị quyết 12 của Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngày 5/10/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn về việc triển khai giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện phổ biến cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc tiến hành khởi tạo tài khoản Ví điện tử trên Hue-S (hoàn toàn miễn phí). Khuyến khích triển khai các hoạt động thanh toán các khoản phí dịch vụ cơ bản như: điện, nước, điện thoại… qua Ví điện tử trên Hue-S, sớm hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong khối cơ quan hành chính nhà nước. Rà soát các hoạt động có phát sinh tài chính thuộc ngành, đơn vị, địa phương quản lý phối hợp Sở TT&TT tích hợp lên Hue-S.

Đồng thời, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học… tích hợp khởi tạo tài khoản Ví điện tử trên Hue-S nhằm thực hiện các khoản thanh toán, nộp phí, thuế, lệ phí, nộp phạt trực tuyến… qua Ví điện tử trên Hue-S.

Thúc đẩy chuyển đổi số

Hướng dẫn cách cài đặt Ví điện tử trên nền tảng Hue-S

Là ứng dụng di động được xây dựng theo hướng “siêu ứng dụng”, Hue-S được đưa vào vận hành thí điểm từ tháng 6/2018 và hoạt động chính thức vào tháng 5/2019. Nền tảng này vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác CĐS trong cơ quan nhà nước của tỉnh, được nhiều giải thưởng về CĐS của Việt Nam.

Mô hình dịch vụ đô thị thông minh và nền tảng Hue-S hiện đã trở thành niềm tự hào của Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai CĐS. Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, Hue-S hiện đã có gần 800.000 lượt tải, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 35 phút mỗi người/1 ngày. Tính riêng năm 2021, đã có hơn 17,4 triệu lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp các dịch vụ.

Trong hơn 15 dịch vụ đang được cung cấp trên nền tảng Hue-S, phản ánh hiện trường là dịch vụ nổi bật chiếm khoảng 35% hoạt động trên nền tảng. Sau 3 năm triển khai, đã có hơn 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống được tiếp nhận. Số phản ánh đã được xử lý chiếm hơn 97% tỷ lệ hài lòng và chấp nhận chiếm hơn 80%. Thời gian xử lý các phản ánh của người dân rút ngắn từ 60 đến 70%, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỷ đồng tiền in giấy tờ, văn bản.

Theo Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Bùi Hoàng Minh, từ trung tuần tháng 8/2022, Sở TT&TT đã tái cấu trúc lại nền tảng này, với giao diện gồm 5 khối ứng dụng rõ ràng để tiếp cận người dân đúng mục tiêu và đơn giản hơn, gồm khối truyền thông, nâng cao nhận thức, tạo kỹ năng số hướng tới xây dựng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối kết nối hình thành và phát triển xã hội số; khối xây dựng chính quyền số; và khối cá thể hóa người dùng.

“Cùng với đó, để giải quyết tình trạng người dân bị rối khi nền tảng tích hợp và hiển thị nhiều ứng dụng trên giao diện, đơn vị vận hành Hue-S triển khai giải pháp hiển thị các ứng dụng cung cấp theo vai trò người dùng truy cập. Theo đó, người dùng Hue-S có thể chọn 1 trong 3 nhóm đối tượng sử dụng gồm công dân, doanh nghiệp, khách du lịch với những chức năng cần thiết cho từng nhóm” - Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh chia sẻ.

Theo kế hoạch tổ chức Ngày CĐS quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, dự kiến vào ngày 18/10/2022, sẽ diễn ra sự kiện ra mắt tiện ích Ví điện tử trên Hue-S, lồng ghép triển khai Chợ số tại chợ Đông Ba, TP. Huế.

Hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia 10/10, nhiều hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy CĐS số khác trên địa bàn tỉnh cũng sẽ được tổ chức như: Ra mắt, giới thiệu các ấn phẩm về CĐS, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; thúc đẩy sử dụng sách điện tử, sách số, ứng dụng đọc sách; phát động sáng kiến thúc đẩy mua sắm trực tuyến tại sàn thương mại điện tử Thừa Thiên Huế...

Bài, ảnh: Thái Bình - Dương Sỹ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top