ClockThứ Hai, 07/11/2016 14:02

Huế sẽ có trung tâm lưu trữ quốc gia

TTH - Một tin vui lớn khi mới đây, tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), một lần nữa, việc hình thành trung tâm lưu trữ quốc gia tại Huế lại được đặt ra với bước tiến mới.

Buổi làm việc diễn ra cách đây 5 tháng, với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cùng đại diện các Vụ, Cục, thuộc Bộ. Tại đây, một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh về văn hóa, du lịch, thể thao nhận được sự đồng thuận, nhất trí của Bộ VHTTDL, đặc biệt là các đề xuất về xây dựng một số thiết chế văn hóa cần thiết cho Huế như trung tâm biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật, trung tâm lưu trữ, bảo quản quốc gia…

Tư liệu khắc gỗ được bảo quản sơ sài tại phủ Tùng Thiện Vương (TP.Huế)    

Việc thành lập trung tâm lưu trữ, bảo quản quốc gia tại Huế được đặt ra cách đây hơn 15 năm. Tại Quyết định số 581 “Về chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” được ban hành ngày 6/6/2009, Chính phủ quy hoạch cả nước có 3 địa phương có trung tâm bảo quản vùng, gồm Huế, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy, vai trò, vị thế  văn hóa quan trọng của Huế được Chính phủ ghi nhận và xác định. Đó là cơ sở quan trọng về cơ chế để xúc tiến hình thành một trung tâm lưu trữ  tương xứng ở Huế.

Ngoài mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới, gần đây, hàng ngàn mộc bản Phật giáo có giá trị  lịch sử, văn hóa, mỹ thuật được phát hiện trong một chương trình khảo sát do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán phối hợp tổ chức. Số mộc bản này hiện được bảo quản sơ sài tại một nhà thờ họ ở Nội thành Huế và số phận của chúng chưa biết sẽ đi đâu về đâu. Hay tại các phủ, đệ như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương… hàng ngàn trước tác khắc gỗ giá trị khác cũng trong tình cảnh tương tự.

Vài năm trở lại đây, chương trình sưu tầm, số hóa tài liệu Hán-Nôm làng xã và tư gia trên địa bàn tỉnh do Thư viện Tổng hợp phối hợp triển khai cũng tiếp cận được hàng vạn trang tài liệu. Riêng đợt sưu tầm, số hóa mới đây (từ tháng 2 đến tháng 6/2016) tại 16 làng, phủ với 60 họ tộc đã thu được trên 15.000 trang tài liệu sắc phong, chiếu phong, gia phả...thời Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, trong đó có cả ngự bút của vua Tự Đức. Tuy nhiên, con số trên chỉ mới là những phát hiện ban đầu so với những gì đang tiềm ẩn trong các bộ sưu tập tư gia, các hòm sắc bộ làng, xã, các kho tư liệu ở các  phủ, đệ, chùa chiền...ở Huế. Ngay cả với số  tư liệu đã được phát hiện, tiếp cận, hầu hết mới dừng lại ở việc số hóa. Chuyện bảo quản số tư liệu gốc ấy như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được đề cập vì nhiều lẽ, trong đó có vấn đề cơ sở hạ tầng cho lưu trữ.

Một vài con số trên cho thấy, nhu cầu về một trung tâm lưu trữ ở Huế là rất lớn. Cơ chế, chủ trương cho trung tâm ấy đã có. Vấn đề là chúng ta sẽ tranh thủ cơ hội vàng này như thế nào để có được một trung tâm lưu trữ Quốc gia đúng nghĩa, tương xứng, không chỉ cho Huế mà còn cho cả vùng, ít nhất là khu vực miền Trung để phục vụ công tác lưu trữ, bảo quản lâu, dài.

Tại thông báo số 1972/TB-VHHTTDL (ban hành ngày 26/5//2016), Bộ VHTTDL giao Vụ Thư viện phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế và các đơn vị liên quan đề xuất phương án xây dựng trung tâm lưu trữ, bảo quản quốc gia. Theo đó, ngày 5/8/2016, Sở Văn hóa Thể thao có văn bản yêu cầu Thư viện Tổng hợp tỉnh chủ trì, phối hợp các phòng chuyên môn thuộc Sở làm việc cụ thể với Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL về xây dựng  trung tâm lưu trữ, bảo quản quốc gia.

Bài, ảnh: Thu Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

TIN MỚI

Return to top