ClockThứ Hai, 02/01/2017 14:08

Huế sẽ giàu hơn trong sang trọng & trang nhã

TTH - Người dân Cố đô Huế đang ngày càng có niềm tin về một vùng đất phong phú về di sản. Từ di sản, Huế sẽ giàu lên trong sang trọng và trang nhã.

Bảo vật ấn vàng ấn ngọc

Cổ mà không cũ

Cuối cùng, Khu cổ vật Chàm - nơi lưu giữ những hiện vật Chăm pa độc đáo và quý hiếm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, cũng được mở cửa trở lại. Sau 71 năm gián đoạn, kể từ năm 1945, công chúng và du khách Cố đô Huế lại có cơ hội thưởng ngoạn các tác phẩm điêu khắc Champa.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng và du khách Huế với sự trở lại của các bảo vật hoàng cung triều Nguyễn qua cuộc trưng bày “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn”. Đây là lần thứ 3 bảo vật hoàng gia được ra mắt ngay trên quê hương Cố đô Huế, kế tiếp hai cuộc trưng bày không xa trước đó, là “Trang sức cổ Việt Nam” và “Kim ấn và kim sách thời Nguyễn tại Huế”. Du lãm khu di sản Huế thời gian này, du khách có cơ hội hiếm có là được chiêm ngưỡng 64 cổ vật, bảo vật biểu trưng cho sự chính thống và quyền lực tối cao của các hoàng đế triều Nguyễn, như: ấn, kiếm, kim sách, mũ miện...

Ấn “Quốc gia tín bảo” thời vua gia Long

Chính sự hiện diện trở lại của những hiện vật gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, khu di sản Huế với những đền đài và thành quách rêu phong đang ngày gần gũi và thân thiện hơn với công chúng, với du khách. Cũng nhờ đó, khu di sản đón được vị khách thứ 2,5 triệu trong năm 2016 và đạt nguồn thu đến mức 260 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2011. Cùng với việc tăng vượt mức nguồn thu (kế hoạch 200 tỷ đồng), năm qua, khu di sản Huế cũng ghi nhiều dấu ấn đáng nhớ, hoàn thành trùng tu Phu Văn Lâu, hệ thống trường lang Tử Cấm Thành, Ngọ Môn và Triệu Miếu giai đoạn I, huy động hơn 3,5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để đầu tư trùng tu di tích và đề cử thành công hồ sơ hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản Ký ức thế giới.

Chuyện cùng “Người di sản”

Đó là TS. Phan Thanh Hải – người đã bắt đầu ở cương vị là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 5 năm trở lại đây. Cũng bởi con người mang nhiều “tham vọng” với di sản Cố đô Huế nên trong mỗi cuộc trò chuyện, TS. Phan Thanh Hải khiến người đối diện dễ cảm nhận sự trăn trở nơi ông đến “băn hăn bó hó”. Ông từng chia sẻ về một nhu cầu rất lớn của bản thân là được hiểu nhiều hơn về di sản Huế và một nguyện vọng tha thiết là làm sáng tỏ được chân giá trị của di sản Huế, giới thiệu với càng nhiều người biết càng tốt – biết để yêu quý di sản. Cũng vì nguyện vọng tha thiết ấy nên nhiều năm qua, trong mỗi cơ hội vận động các nguồn hỗ trợ trùng tu di sản Cố đô Huế, TS. Phan Thanh Hải luôn cố gắng để đạt được mục đích “cao hơn cả giá trị vật chất”, là suy nghĩ “Di sản thuộc về cộng đồng. Lợi ích của di sản là lợi ích của cộng đồng và công cuộc gìn giữ và bảo tồn di sản cần có sự chung tay đồng lòng của cộng đồng mới thành công và bền vững”. Đó cũng là quan điểm của UNESCO.

Mũ bình thiên bằng vàng

Xưa - thuở Huế còn là kinh đô của cả nước, tiền tài vật lực khắp mọi miền được huy động về để xây dựng cung điện, lăng tẩm. nay, cả quần thể Di tích Cố đô Huế rộng lớn này được giao cho Thừa Thiên Huế gìn giữ nên chắc chắn sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản sẽ rất khó khăn. TS. Phan Thanh Hải trăn trở: Di sản văn hóa là tài sản được truyền từ đời này sang đời khác nhưng lại cực kỳ mong manh, dễ hư hỏng và khi đã sụp đổ thì rất khó có khả năng phục hồi. Vậy nên, việc gìn giữ di sản rất quan trọng, cần được cộng đồng nâng cao ý thức gìn giữ, cần được mọi tầng lớp xã hội đồng lòng chung tay và nhất là sự không nóng vội của các nhà hoạch định chính sách.

Hỏi thêm TS. Phan Thanh Hải về kế hoạch năm tới, ông đơn giản: “Sẽ có, nhưng là những gì thì thời gian là câu trả lời hay nhất”. Rồi ông nói thêm: Với triển lãm “Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn” vừa được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, chúng tôi coi đó là một trong những dấu hiệu báo sự trở về của mùa Xuân mới, triển vọng mới và sự hồi sinh mới đối với Di sản văn hóa Huế. Nhiều người vẫn bày tỏ mong muốn Huế “đòi” được những Mộc bản, Châu bản, bảo vật triều Nguyễn… về Huế, thực tế điều đó là chưa thể. Nhưng qua các cuộc triển lãm và trưng bày, Huế vẫn có thể đưa các giá trị di sản ấy “trở về” và chứng minh rằng nó là của Huế, ra đi từ Huế. Đó mới chính là sự trở về quan trọng. Và nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là chung tay làm cho Huế ngày càng xứng đáng hơn với sự trở về của những di sản ấy.

Bảo kiếm

“Thời gian qua, ông có hài lòng với những gì đã cố gắng và có lúc nào ông mệt mỏi?”. Thoáng xa xăm, TS. Phan Thanh Hải nhẹ nhàng: “Hài lòng chỉ là một phần rất nhỏ khi đề cử thành công Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản ký ức thế giới và xây dựng được thương hiệu “Huế - một điểm đến năm di sản”. Mệt mỏi ư? Có chứ, là khi trong suy nghĩ của nhiều người, quan điểm với di sản Cố đô Huế vẫn còn chưa thực sự thoáng. Nhưng đó chỉ là “có lúc”, còn thì vẫn kiên trì, là sự hào hứng và hăng hái. Người dân Huế đang dần tin vào di sản, quan tâm di sản và biết gắn lợi ích di sản với lợi ích của chính mình. Và tôi có niềm tin mãnh liệt rằng Huế sẽ giàu lên trong sang trọng, trang nhã. Giàu mà vẫn giữ được bản sắc của một vùng đất phong phú về di sản văn hóa”.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top