ClockThứ Năm, 13/11/2014 07:10

“Huế vẫn tự hào là trung tâm học thuật”

TTH - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lai Thuý chuyên gia phê bình phân tâm học hàng đầu của Việt Nam vừa có chuyến công tác tại Huế. Nhân dịp này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông về không khí nghiên cứu lý luận, phê bình văn học và văn hóa ở Huế, sự phát triển trong dòng chảy văn hoá Việt Nam. Ông chia sẻ: 

Mỗi lần vào Huế, tôi có cảm giác như được trở về nhà. Tôi vào Huế lần này là để tham dự Hội thảo khoa học về Phân tâm học với văn học, do Khoa Ngữ văn, Trường đại học Khoa học thuộc Đại học Huế tổ chức. Đây là hội thảo được giới phê bình văn học cả nước quan tâm, với sự tham gia của nhiều cây bút nghiên cứu lý luận, phê bình văn học từ các trường đại học, các cơ quan hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Huế.

* Ông có thể nói rõ hơn về không khí học thuật của những người làm công tác nghiên cứu lý luận, phê bình văn học ở Huế?
Một trong những yếu tố để thể hiện vị trí trung tâm văn hóa, văn học nghệ thuật là giới khoa học ở Huế thực sự cầu thị và nhạy bén với cái mới. Riêng việc tổ chức các hội thảo khoa học thôi, ở Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học đã ba năm liên tiếp tổ chức ba hội thảo khoa học về các vấn đề mà trong cả nước chưa có nơi nào tổ chức được, đó các hội thảo về Chủ nghĩa hậu hiện đại, về Văn học kỳ ảo (tên đầy đủ của hội thảo tôi không nhớ chính xác) và nay là Phân tâm học với văn học. Huế không có những chuyên gia đầu ngành các vấn đề này, nhưng giới khoa học ở Huế hầu hết đều tâm huyết, luôn quan tâm và biết chọn lựa các vấn đề cốt lõi. Quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại / thế giới, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực cố gắng để theo kịp tiến trình hiện đại hóa về mọi mặt, trong đó đi đầu là những người làm khoa học.
Nói đến không khí học thuật thì không thể không nhắc đến môi trường thật sự dân chủ và lành mạnh cho những người làm khoa học. Các vấn đề nổi cộm cần đặt ra cho giới khoa học giải quyết, Huế chưa có được những chuyên gia, trong khi đó ở hai đầu đất nước có nhiều chuyên gia đầu ngành và cũng không ít người quan tâm nghiên cứu, thậm chí có nhiều người đã có những thành công xuất sắc, nhưng để ngồi lại bàn bạc trao đổi với nhau trong tinh thần dân chủ, trong môi trường học thuật lành mạnh, thể hiện khát vọng tiếp nhận cái mới thì Huế đã đi đầu.
* Ông nói rõ hơn về cái “mới” của Huế, đồng thời là một chuyên gia về phân tâm học, ông có thể cho biết tình hình phê bình phân tâm học hiện nay ở nước ta nói chung, ở Huế nói riêng?
Huế có môi trường thuận lợi cho văn chương là có hai khoa văn hai trường đại học, có tạp chí Sông Hương… nhưng thiếu những nhà nghiên cứu văn học lớn, các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Đó vừa là nhược điểm, lại vừa là ưu điểm của Huế. Như Hà Nội tuy nhiều các chuyên gia đầu ngành, vì vậy không có quyền chọn lựa, hay dở gì người học cũng phải tiếp thu. Còn Huế thiếu người, phải mời từ hai đầu đất nước, vì vậy có cơ hội để chọn mời người giỏi, người có năng lực thật sự, người tiếp cận được cái mới và biết truyền thụ những tri thức mới của nhân loại đến với thế hệ trẻ. Đó là chưa tính đến vấn đề giao lưu, học hỏi. Trong nghiên cứu khoa học, có giao lưu, tiếp xúc mới trẻ hóa được tư duy, và có cọ xát mới dễ phát ra những điều mới mẻ.
Phê bình văn học giai đoạn này có thể nói là đi về hướng văn hoá, tạo sự hứng khởi, sự kích thích trong tư duy sáng tạo của người làm phê bình. Nhưng sự giao thời bao giờ cũng nảy sinh những mâu thuẫn, có nhiều người ủng hộ và cũng không ít người phản đối. Cái mới ra đời không tiêu diệt cái cũ và có sự thay đổi nhằm đẩy cái cũ vào vị trí lịch sử của nó để khẳng định tích cấp thiết của cái mới / hiện tại. Phê bình Thừa Thiên Huế cũng ở trong dòng chảy chung đó. Nếu so sánh thì đôi khi không chính xác, nhưng chắc chắn là Huế không thể bằng hai đầu đất nước, kể cả về đội ngũ, về bề dày kinh nghiệm về thành tựu… Nhưng nơi đây ít bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, còn có nhiều người đầu tư thời gian, công sức cho khoa học, nhất là trong giới trẻ
* Ông có ý kiến gì về giới trẻ tham gia công tác nghiên cứu khoa học ở Huế?
Tôi may mắn được mời dạy cho các lớp sau đại học ở Huế trong nhiều năm. Ấn tượng tốt đẹp là thế hệ trẻ ở đây rất cầu tiến, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, nhất là trong việc tiếp thu các lý thuyết văn chương hiện đại. Tôi có đọc một số bài viết của Phan Tuấn Anh, đọc và xem tranh của Lê Minh Phong, các bạn đã cho tôi ít nhiều kỳ vọng.
* Xin cảm ơn ông.
Hương Giang (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top