Thế giới

Hungary là quốc gia EU đầu tiên bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V của Nga

ClockThứ Bảy, 13/02/2021 13:15
Giám đốc Y tế Hungary Cecilia Mueller trong một cuộc họp báo trực tuyến cho biết, việc phân bổ 2.800 liều vaccine Sputnik V chưa được EU chấp thuận sẽ được bắt đầu tại 4 bệnh viện của Budapest.

Vaccine Sputnik V chính thức được phép sử dụng ở HungaryNga mời Tổng thống Donald Trump tiêm vaccine Sputnik VNga đặt tên cho vaccine chống Covid-19 đầu tiên là Sputnik VPháp đề xuất người bệnh đã từng nhiễm COVID-19 chỉ cần tiêm 1 liều vaccineVaccine Sputnik V chính thức được phép sử dụng ở Hungary

(Ảnh: rt.com)

Với nền kinh tế Hungary đang gặp khó khăn và chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp diễn ra vào năm tới, việc sử dụng các loại vaccine như vậy là một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm quyết tâm chống lại đại dịch COVID-19. 

Thủ tướng Viktor Orban phản ứng trước việc chậm trễ phân phối vaccine của Liên minh châu Âu và cho rằng Hungary cần có quyết định cho riêng mình để theo đuổi kế hoạch tiêm chủng đầy tham vọng được đưa ra để cứu vãn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của nước này chứ không chỉ là việc cung cấp các khoản viện trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Dự kiến, Budapest sẽ nhận được 600.000 liều Sputnik V và 500.000 liều tiếp theo của Sinopharm trong tháng này cho phép nước này đẩy nhanh chương trình tiêm chủng tới người dân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania

Tối 15, rạng sáng 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16 đến 23/1/2024 theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và Romania
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top