Thế giới

Hungary phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn khủng bố vào EU

ClockThứ Năm, 17/09/2015 14:50
TTH.VN - Hungary phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn các chiến binh IS đến được EU thông qua việc trà trộn vào dòng người di cư, một thành viên phái đoàn Hungary nói trong phiên họp mùa thu của Hội đồng Nghị viện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE PA) sáng nay (17/9).

Đóng cửa biên giới có thể là chiến lược đúng đắn trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng di dân EU vì nó sẽ ngăn chặn dòng chảy quá lớn của những người di cư kinh tế và bảo vệ cư dân châu Âu trước chủ nghĩa khủng bố, hãng thông tấn Sputnik dẫn lời ông Bana Tibor - một thành viên của phái đoàn Hungary phát biểu trong phiên họp mùa thu của Hội đồng Nghị viện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE PA).

Người tị nạn ở biên giới Hungary. Ảnh: Sputnik.

"Đảng cánh hữu Phong trào vì một Hungary tốt đẹp hơn - Jobbik ủng hộ một số quyết định của Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ biên giới của chúng tôi nhưng các bước đi này là không đủ", ông Tibor nói, và nhấn mạnh rằng, "chúng ta cần phải có một quyết định thống nhất trong EU để những người di cư kinh tế phải được trả về quê hương khi có đến gần 80% những người đang đổ đến châu Âu đều là di dân kinh tế và chúng ta không đủ điều kiện cho tình trạng tị nạn."

Ông Tibor cảnh báo rằng, việc mở cửa biên giới có thể tạo thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố xâm nhập vào Liên minh châu Âu, khi những kẻ cực đoan này lợi dụng sự hỗn loạn trong dòng người di cư khổng lồ từ Trung Đông để trà trộn vào.

"Hungary cần phải đóng của biên giới hoàn toàn để bảo vệ công dân của mình từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan có thể xâm nhập vào biên giới Schengen thông qua các dòng người di cư. Báo cáo cho thấy, một số những người đến châu Âu đã được ghi nhận có mối liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS", Sputnik đưa tin.

Liên minh châu Âu hiện đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng người tị nạn quy mô lớn, khi có đến hàng trăm ngàn người tị nạn từ các nước bị chiến tranh tàn phá ở Trung Đông, bao gồm cả Syria – đất nước đang phải chiến đấu chống lại những kẻ cực đoan IS, tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn ở châu Âu.

Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, hơn 500.000 người di cư đã đến biên giới EU hoặc đã vượt biên vào khối này trong năm 2015.

Hungary đang được sử dụng như là một cửa ngõ để tiến vào các quốc gia EU giàu có của hàng ngàn người di cư không có giấy tờ. Budapest ước tính rằng, có hơn 190.000 người di cư bất hợp pháp đã vượt qua biên giới của nước này tính từ đầu năm 2015 đến nay.

Hàng ngàn người di cư tập trung tại các khu vực biên giới Serbia sau khi luật mới của Hungary cho phép phạt tù những người vượt biên giới bất hợp pháp bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9 vừa qua.

Ngày hôm qua, cảnh sát Hungary đã sử dụng vũ lực đối với người tị nạn khi những người này cố gắng để vào Hungary và phá dỡ hàng rào giữa Hungary và Serbia. Hành động này của Hungary đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon khi cho rằng đây là điều “không thể chấp nhận được”.

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top