ClockThứ Bảy, 11/05/2019 11:30

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tạo sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp

TTH.VN - Ngày 11/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước (giai đoạn 2016-2020) và tình hình tổ chức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công (TTPVHCC) các cấp.

Xếp hạng cải cách hành chính của Hương Thủy giảm 2 bậc so với năm 2017Hương Trà: Hoàn thành 26/27 nhiệm vụ về cải cách hành chínhVăn phòng UBND tỉnh dẫn đầu xếp loại công tác cải cách hành chínhThừa Thiên Huế phấn đấu lọt top 10 cả nước về chỉ số cải cách hành chínhThực hiện "5 rõ" trong cải cách hành chínhTháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị giao dịchBảo hiểm xã hội tỉnh trong tiến trình cải cách hành chính

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn được các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên rà soát, đơn giản hóa, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân.

“Thân thiện - đơn giản - đúng hẹn”

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, TTPVHCC tỉnh trở thành địa chỉ thân thiện, quen thuộc của các công dân, tổ chức khi cần giải quyết các TTHC. Với phương châm “Thân thiện - đơn giản - đúng hẹn”, cá nhân và tổ chức luôn cảm thấy hài lòng khi đến giao dịch tại đây.

Việc hình thành mô hình tập trung về tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) giải quyết TTHC tạo sự thuận tiện cho công dân, tổ chức đến nộp, nhận kết quả. Trung bình mỗi ngày, Trung tâm đón tiếp khoảng 300 lượt công dân, tổ chức đến giao dịch. Qua khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng trong phục vụ giải quyết TTHC tại Trung tâm, chưa có trường hợp nào không hài lòng, có trường hợp người dân nộp hồ sơ xong đã muốn đánh giá hài lòng với Trung tâm.

Giao dịch tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

Đến tháng 5/2019, đã có 2.098/2.100 TTHC của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 104 TTHC của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn được đưa vào thực hiện tại TTPVHCC. Đồng thời, thiết lập quy trình trên Hệ thống xử lý một cửa tập trung hầu hết các lĩnh vực; cung cấp trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh 77,8% TTHC dịch vụ công mức độ 3, 4 và công bố 941 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích.

Người dân và doanh nghiệp cảm thấy hài lòng và cùng nhận định, cơ chế một cửa, một cửa liên thông triển khai thực hiện trong thời gian qua tại Trung tâm đã khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy, né tránh; giảm bớt phiền hà, tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân, góp phần đẩy nhanh chương trình CCHC của tỉnh trong giải quyết TTHC được giải quyết nhanh gọn, thuận tiện, rõ ràng, đúng pháp luật, được cá nhân và tổ chức đồng tình ủng hộ.

Liên thông từ xã đến tỉnh

Người dân đến giao dịch tại Trung tâm tiếp nhận và trả kế quả hiện đại xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông

Cùng với TTPVHCC tỉnh, 9/9 TTPVHCC huyện, thị xã, thành phố đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả. Năm 2018, các Trung tâm đã tiếp nhận 96.149 hồ sơ, bình quân mỗi Trung tâm tiếp nhận 10.683 hồ sơ/năm. Có 15.695 hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến (chiếm tỷ lệ hơn 16%), 80.508 hồ sơ được tiếp nhận trực tiếp theo hình thức thông thường (hồ sơ giấy chiếm 83,7%). Các TTPVHCC cấp huyện đã thực hiện 1.070 lần xin lỗi và gia hạn thời gian giải quyết đối với hồ sơ trễ hẹn.

Nhằm tăng cường sự giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời cải tiến cách thức làm việc, quy trình giải quyết công việc để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC cấp xã, tỉnh đã hình thành và triển khai đưa vào hoạt động Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã. Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã được đưa vào hoạt động đã cho thấy nhiều ưu điểm so với Bộ phận TN&TKQ trước đây.

Đáng chú ý là đã tạo tính thống nhất trong thực hiện cơ chế một cửa và tạo liên thông, đồng bộ trong giải quyết TTHC giữa UBND cấp xã với các TTPVHCC cấp huyện, cấp tỉnh; các thành phần hồ sơ được số hóa và được giảm bớt theo hướng đơn giản, được lưu giữ sử dụng chung và được kết nối, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4; Tăng cường việc liên thông giải quyết TTHC, TTHC liên thông trên môi trường mạng; kiểm soát chặt chẽ, khách quan chế độ công vụ của cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng công việc; kỷ luật kỷ cương thực thi công vụ.

Xây dựng nền hành chính phục vụ

Nhờ cắt giảm thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh. (Ảnh chụp dây chuyền sản xuất vỏ lon ở Khu công nghiệp Phú Bài)

Đến nay, công tác cải cách TTHC trên địa bàn đã từng bước đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng và giải quyết tốt các giao dịch hành chính đối với tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên rà soát đơn giản hóa TTHC, hệ thống hóa bộ TTHC, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ hành chính. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên tham mưu UBND tỉnh kịp thời ban hành các quyết định công bố TTHC chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý chuyên ngành ở các cấp, các ngành. Công tác cải cách TTHC gắn với cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.  

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, năm 2019 được tỉnh xác định là "Năm kỷ cương, kỷ luật hành chính. Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị". Vì vậy, tỉnh tập trung nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, công chức. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của các TTPVHCC, mang đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

“Hiện tỉnh đang triển khai cho các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh cải cách TTHC trên tất cả các ngành, loại bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội. Phấn đấu năm 2019, tỉnh nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện CCHC; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT) của tỉnh xếp ổn định trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước” - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Ngày 6/3, Ban Thường vụ Thị ủy Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025” và thông tin về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hương Trà tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị 42 CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Return to top